Các bài tập co búi trĩ đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà
Bệnh trĩ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bài tập co búi trĩ có vai trò quan trọng đối với việc cải thiện tình trạng búi trĩ.
Các bài tập co búi trĩ tốt cho người bệnh trĩ
MỤC LỤC
Vai trò của các bài tập co búi trĩ
Các bài tập co búi trĩ tại nhà
Một số lưu ý giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ
Co búi trĩ nhờ thuốc Trĩ Đông y
Vai trò của các bài tập co búi trĩ
Bệnh trĩ (hay bệnh lòi dom) là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến trực tràng và hậu môn. Nguyên nhân chính là do sự căng giãn quá mức của các búi rối tĩnh mạch tại trực tràng – hậu môn gây ra viêm, sưng hoặc xuất huyết.
Nhân viên văn phòng, người hay bị táo bón, phụ nữ mang thai hoặc thói quen đi vệ sinh kém lành mạnh là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh trĩ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh trĩ.
Trong đó, các bài tập co búi trĩ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ.
Việc thực hiện một số động tác phù hợp, đúng cách có tác dụng:
Cải thiện sức mạnh cơ thắt hậu môn
Giúp co nhỏ búi trĩ
Giảm tình trạng sung huyết
Ổn định nhu động ruột
Thúc đẩy trao đổi chất.
Cải thiện tình trạng táo bón
Giảm áp lực và cảm giác khó chịu khi đi đại tiện.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc tập luyện đều đặn có tác dụng hỗ trợ việc đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế chảy máu do phân ma sát với búi trĩ, đồng thời hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương niêm mạc trực tràng – hậu môn.
Các cấp độ của bệnh trĩ
Các bài tập co búi trĩ tại nhà
Một số bài tập được các chuyên gia khuyến khích giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ là:
Bài tập đi bộ
Đi bộ mang lại rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe giúp cải thiện chức năng xương khớp, thư giãn, cải thiện hô hấp mà còn hỗ trợ cải thiện và điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ nhẹ nhàng có tác dụng giảm triệu chứng bệnh và làm chậm sự phát triển của các búi trĩ.
Dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ đúng cách cho người bị trĩ:
Bước 1: Đứng thẳng người, hay tay thả lỏng, phần bàn tay và hàm hơi khép lại.
Bước 2: Thực hiện đi bộ nhẹ nhàng, khi một chân bước lên, bạn thực hiện thót hậu môn lại và bước tiếp chân còn lại.
Bài tập tư thế Balasana
Tư thế Balasana giúp tăng lưu thông xung quanh hậu môn đồng thời làm giảm táo bón nhờ việc thư giãn lưng dưới, hông và chân của bạn.
Việc tập bài tập này thường xuyên còn giúp xoa bóp các cơ quan nội tạng giúp giảm áp lực lên vùng bụng dưới.
Để thực hiện bài tập này bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
Đầu tiên ngồi về phía sau, đặt hông lên trên gót chân.
Mở rộng cánh tay ra trước mặt hoặc thả lỏng chúng dọc theo cơ thể.
Giữ nguyên vị trí này trong tối đa 5 phút sau đó trở về trạng thái ngồi ban đầu.
Bài tập chống chân lên tường (Viparita Karani)
Viparita Karani là một trong những những bài tập yoga giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Tư thế này giúp thúc đẩy tuần hoàn đến hậu môn ngoài ra còn giúp giảm bớt sự khó chịu và kích ứng.
Các bước thực hiện bài tập Viparita Karani như sau:
Ngồi với bên phải cạnh một bức tường
Đặt hai chân lên tường và nằm ngửa ra sau
Đặt cánh tay ở bất kỳ vị trí nào thoải mái nhất hoặc tự xoa bóp bụng nhẹ nhàng
Giữ nguyên tư thế này trong tối đa 15 phút sau đó thả lỏng cơ thể
Bài tập chống chân lên tường (Viparita Karani)
Bài tập co cơ sàn chậu
Bài tập co cơ sàn chậu giúp thư giãn cơ vòng hậu môn và ngăn ngừa việc rặn khi đi tiêu. Chính vì vậy bài tập này được đánh giá là một trong những bài tập điều trị kiết lỵ và bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay.
Các bước tập bài tập cơ sàn chậu như sau:
Bước 1: Nằm ngửa hoặc ngồi trên sàn
Bước 2: Co cơ hậu môn lại như thể bạn đang ngăn mình thải khí;
Bước 3: Giữ nguyên sự co thắt này trong 5 giây;
Bước 4: Thực hiện siết và thư giãn các cơ nhanh nhất có thể; Duy trì càng lâu càng tốt;
Bước 5: Thư giãn trong 10 giây sau đó lặp lại 5 lần bài tập.
Một số lưu ý giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ
Ngoài những bài tập đã được đề cập ở trên bạn nên lưu ý một số điều sau để điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ như sau:
Luôn vệ sinh vùng hậu môn luôn khô ráo và sạch sẽ
Ngồi trên gối hoặc đệm để giảm áp lực lên hậu môn
Dùng nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn, tránh sử dụng xà phòng
Sau khi đi vệ sinh, bạn hãy dùng nước hoặc khăn ướt rửa sạch vùng hậu môn.
Hạn chế đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài bao gồm cả việc đi vệ sinh quá lâu.
Không rặn quá mạnh, sử dụng điện thoại hoặc nín thở khi đi vệ sinh.
Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Vận động và tập luyện hàng ngày để cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ đi đại tiện dễ dàng hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Co búi trĩ nhờ thuốc Trĩ Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ sinh ra là do khí hư, khí trệ khiến đại tràng không thông, làm cho cơ nhục yếu và tổn thương giáng hạ mạch lạc sinh ra tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn.
Để co búi trĩ và ngăn ngừa xuất huyết, chảy máu, cần cải thiện tình trạng khí trệ và huyết ứ, hoạt mạch kết hợp lương huyết, chỉ huyết, tăng cường lưu thông khí huyết.
Thuốc Trĩ Đông y ngày nay được sản xuất dưới dạng viên nén dễ sử dụng, với thành phần chính là các vị thuốc ích trung khí, thăng đề dương khí, có tác dụng giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát.
Hiện nay thuốc được bán tại hiệu thuốc trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, phù hợp để điều trị, dự phòng và ngăn ngừa tái phát trong các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài; trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất
|