Bí quyết chống nóng, chống ngộ độc khi ăn quả vải

27-05-2019 07:53:24

Để chống nóng, chống ngộ độc khi ăn quả vải các bạn có thể tham khảo những cách sau đây.

Quả vải có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C là loại quả phổ biến và rất được yêu thích mỗi dịp hè về. Tuy vây, loại quả này lại chứa nhiều đường, có thể gây nóng trong người, nhiệt miệng, dị ứng, đau họng  thậm chí nổi ban đỏ nếu ăn quá nhiều.

Ngoài ra, loại quả này dễ gây hại cho những người bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt…

Và đặc rất có hại đối với trẻ em, vốn còn rất yếu, chưa hoàn thiện về hệ thống tiêu hóa, nếu ăn nhiều bởi nó dễ bị rối loạn chuyển hóa đường, gây nóng trong và xuất hiện rôm sảy. Do đó mọi người cần lưu ý khi sử dụng loại quả này.


Quả vải rất được yêu thích vào dịp Hè. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số bí quyết chống nóng khi ăn vải vô cùng hiệu quả, các bạn có thể tham khảo.

Theo kinh nghiệm dân gian, trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa, giảm độ nóng của quả vải.

Hoặc trước khi ăn vải, bạn nên ăn lót bụng một chút cơm hoặc mì, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng khi ăn loại quả đặc biệt này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn quá 10 quả vải một lúc, bởi nó sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, đau bụng nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời...

Với trẻ em không nên ăn quá 5 quả một lần, bởi nếu sử dụng loại quả này quá nhiều trong một lần ăn các em nhỏ dễ bị nhiệt, đặc biệt với những trẻ em đang ốm bệnh, càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải tránh trường hợp bệnh có thể nặng hơn, do vải chứa nhiều đường.

Một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở... là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá, dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển.

Do đó, trước khi ăn nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc. Bạn cũng có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… hoặc cũng có thể ăn 20 - 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương để phòng trừ ngộ độc.

Những người bị tiểu đường không nên ăn nhiều vải, bởi loại quả này chứa nhiều đường, sẽ khiến đường trong máu cao, từ đó gây ảnh hưởng đến việc chuyển hóa glucose và khiến cho bệnh tình thêm trầm trọng.

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt… cũng cần hạn chế mức tối đa việc ăn vải.

Xem thêm: Vụ bắt rắn hổ mang chúa khổng lồ ở Vĩnh Phúc Công An vào cuộc diều tra

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //