Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì cho mau khỏi?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt miệng. Vậy, người bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi, hạn chế dùng thuốc Tây để trị bệnh?
Giải đáp thắc mắc người bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì?
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ.
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông bên trong má hoặc môi, lưỡi
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng phổ biến nhất là cơ thể thiếu nước và ăn thức ăn quá cay nóng. Nhiệt lượng toả ra tác động đến niêm mạc gây nên các vết loét, nếu không được xử lý sẽ loét to dần, lâu lành, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Bên cạnh đó, tác động từ ngoại lực như vô tình cắn phải lưỡi và niêm mạc gây vết trầy, cộng với thức ăn cay nóng cũng gây ra tình trạng nhiệt miệng. Một số bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ răng,... đặc biệt với những bạn đang trong giai đoạn niềng răng, vết loét xuất sẽ nhiều hơn bình thường.
Ngoài ra, thiếu vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Khi bị nhiệt miệng, nếu chú ý thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp vết loét miệng nhanh lành hơn. Một số loại thực phẩm và món ăn mà bạn nên ăn là:
Canh rau ngót
Rau ngót là loại rau xanh có tính mát tự nhiên, vị ngọt thanh mát giúp thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Lá rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ, khoáng chất như canxi, photpho, giúp vết loét miệng nhanh lành.
Cháo cá lóc
Cá lóc là loài cá sống tự nhiên ở sông nên rất lành tính và mát, bạn có thể nấu cháo cá lóc ăn khi bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, nên lưu ý là nếu bị nhiệt, loét miệng thì khi nấu cháo cá lóc đừng cho thêm các gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt.
Cháo cá lóc có tính mát, dễ ăn, tốt cho người bị nhiệt miệng
Súp gà
Súp gà cũng là món ăn hữu ích cho những người bị nhiệt miệng hoặc người bị ốm, mệt. Súp gà giàu dinh dưỡng và dễ ăn, dễ nuốt.
Nước rau má
Nước rau má là loại nước thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Một vài nghiên cứu cho thấy, rau má có hàm lượng triterpenoids có công dụng làm lành vết lở loét nhanh, chống oxy hóa giúp vết thương mau lành.
Uống nước rau má giúp vết loét nhanh lành
Các loại thực phẩm nên tránh khi bị nhiệt miệng
- Thức ăn có axit: Người bệnh nên tránh các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh hay bưởi vì những trái cây này sẽ làm các vết loét trong miệng nặng thêm. Thậm chí, axit citric trong những loại trái cây này còn khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn.
- Cà phê: Cà phê có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng. Vậy nên, người bệnh cần cân nhắc tìm cách cai nghiện cà phê nếu thấy mình thường xuyên bị nhiệt miệng.
- Chocolate: Đôi khi tình trạng dị ứng với cacao trong chocolate cũng có khả năng gây nhiệt miệng.
- Thức ăn cay: Thực phẩm cay gây kích ứng có thể gây nhiệt miệng và khiến tình trạng nhiệt miệng thêm tăng nặng.
- Các loại nước ngọt: Nước ngọt chứa nhiều siro ngô và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét. Thậm chí những loại nước ngọt cho người ăn kiêng có chứa axit nên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vết loét.
Cà phê có chứa axit salicylic có thể gây nhiệt miệng
Trị nhiệt miệng bằng thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả mà an toàn
Thuốc Đông y thế hệ 2 được sản xuất từ bài thuốc bí truyền với hiệu quả vượt trội giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng. Thuốc Đông y thế hệ 2 làm giảm, hết các triệu chứng đau do viêm loét gây ra chỉ sau 3 ngày sử dụng. Thuốc còn giúp thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thuốc Kachita sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 GPQC: 0335/2017/XNQC/QLD |