Bị chướng bụng khi mang thai: Mách mẹ các biện pháp cải thiện

16-08-2024 16:07:03

Bị chướng bụng khi mang thai là một trong những vấn đề phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải trong thai kỳ. Tìm biện pháp xử lý tình trạng này nhanh chóng.

Bị chướng bụng khi mang thai xảy ra ở hầu hết phụ nữ

MỤC LỤC:
Bị chướng bụng khi mang thai là tình trạng gì?
Triệu chứng chướng bụng khi mang thai
Bị chướng bụng khi mang thai do nguyên nhân nào?
Chướng bụng khi mang thai có nguy hiểm không?
Bị chướng bụng khi mang thai cần xử lý như thế nào?

Bị chướng bụng khi mang thai là tình trạng gì?

Chướng bụng là tình trạng khí, thức ăn chưa tiêu hóa và dịch tích tụ tại dạ dày và ruột, khiến bụng trở nên căng tức, phình to.

Tình trạng này có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ vài ngày tới vài tuần hoặc lâu hơn, tùy vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng căng chướng khó chịu ở bụng.

Chướng bụng khi mang thai là một vấn đề phổ biến, do những thay đổi của cơ thể để thích ứng với quá trình mang thai.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng chướng bụng chỉ xảy ra trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên ở một số người có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. 

Đầy hơi, chướng bụng là một tình trạng bình thường trong thai kỳ

Triệu chứng chướng bụng khi mang thai 

Chướng bụng sinh lý trong thai kỳ thường bắt đầu cùng với các dấu hiệu ốm nghén. 

Các triệu chứng khác phổ biến mà mẹ có thể thấy đó là:

Căng tức, khó chịu vùng bụng trên 
Đôi khi có tình trạng đau bụng lâm râm
Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn khan
Táo bón, cảm giác muốn xì hơi và xì hơi liên tục 
Cảm giác nhanh no, chán ăn, khó tiêu

Bị chướng bụng khi mang thai do nguyên nhân nào?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ trải qua một loạt các thay đổi để thích ứng với sự tồn tại và đảm bảo cho việc phát triển bình thường của thai nhi. 

Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới tình trạng bụng bị căng chướng khi có thai. Trong đó những nguyên nhân thường thấy là:

Do sự thay đổi nội tiết tố

Trong thời kỳ mang thai, progesterone được sản xuất ra nhiều hơn.

Nồng độ progesterone cao gây giãn cơ, làm giảm khả năng có bóp của dạ dày và ruột, gây sinh khí và làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. 

Thức ăn chưa kịp tiêu hóa ứ đọng lại, gây tình trạng chướng bụng, khó tiêu và ợ hơi ở mẹ bầu.

Kích thước tử cung tăng lên 

Sự phát triển của thai nhi kéo theo tăng kích thước tử cung và khiến không gian ở vùng chậu bị thu hẹp. 

Ngoài ra, thai nhi có thể chèn ép lên các cơ quan tiêu hóa và gây ra tình trạng đầy bụng, đau tức bụng.

Kích thước tử cung tăng lên gây chướng bụng khi mang thai

Tăng cân quá nhanh 

Trong những tháng đầu thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng lên nhanh chóng cũng có thể khiến mẹ gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Mẹ thường xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều hơn so với thông thường, do cơ thể đòi hỏi năng lượng để cung cấp đồng thời cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Ốm nghén cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chế độ ăn uống của mẹ, khiến cơ thể không kịp tiêu hóa và dẫn tới căng tức và khó chịu ở bụng.

Đái tháo đường thai kỳ

Lượng đường trong máu tăng cao quá mức bình thường được gọi là tiểu đường thai kỳ.

Ở những người bị tiểu đường thai kỳ, tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng, gây chướng bụng, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.

Táo bón

Rất nhiều phụ nữ khi mang thai thường xuyên bị táo bón do cơ thể bị mất nước. Phân trở nên khô và cứng hơn, khó ra ngoài với lực rặn thông thường. 

Sự tích tụ lâu ngày của chất thải bên trong đại tràng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn sinh hơi, dẫn tới đầy hơi, căng chướng bụng.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố được xem là nguy cơ khiến mẹ bị chướng bụng kéo dài trong khi mang thai như:

Tâm trạng khi mang thai 
Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, đồ uống có gas
Chế độ ăn ít chất xơ và uống ít nước
Người ít vận động 
Có các bệnh lý tiêu hoá trước đó 
Bổ sung sắt hay canxi sai cách 

Chướng bụng khi mang thai có nguy hiểm không?

Chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi là các triệu chứng cơ năng, mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng vẫn gây ra nhiều bất tiện cho cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng đối với mẹ

Chướng bụng gây cảm giác khá căng tức, khó chịu, không thoải mái cho mẹ.

Tuy nhiên tình trạng này chỉ xảy ra ở những tháng đầu khi cơ thể mẹ chưa thích nghi hoàn toàn hoặc những tháng cuối khi kích thước thai nhi quá lớn gây chèn ép khoang bụng.

Mẹ có thể gặp phải các vấn đề liên quan tới tiêu hóa, chán ăn, không muốn ăn. 

Nếu kéo dài, đây có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị suy nhược và thai nhi không đủ dưỡng chất để phát triển.

Không những thế, với một số mẹ xì hơi liên tục có thể khiến mẹ cảm thấy bất tiện và không thoải mái, ngại tiếp xúc với mọi người.

Hay táo bón nếu kéo dài có thể khiến mẹ có tình trạng trĩ trong thai kỳ, gây đau đớn và khiến mẹ không thể nghỉ ngơi thoải mái.

Ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi 

Chướng bụng có thể cản trở việc hấp thu dinh dưỡng của mẹ, từ đó ảnh hưởng tới nguồn dinh dưỡng thai nhi nhận được.

Trong suốt thai kỳ, nhu cầu năng lượng cũng như dinh dưỡng của thai nhi là vô cùng cao.

Bất kỳ thiếu hụt nào cũng có thể ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển thai nhi và sức khỏe của trẻ sau này.

Trong những tháng đầu thai kỳ, cảm giác căng tức bụng kèm theo táo bón có thể khiến mẹ khó chịu và vô tình rặn quá mạnh khi đi vệ sinh.

Việc này hoàn toàn có thể khiến thai nhi rơi khỏi vị trí làm tổ do trong những tháng đầu, nhau thai chưa phát triển toàn bộ, liên kết giữa túi thai và tử cung mẹ còn rất lỏng lẻo.

Khi nào thì chướng bụng trong thai kỳ là nguy hiểm? 

Nếu chướng bụng kèm theo các triệu chứng dưới đây, nó có thể cảnh báo cho một bệnh lý tiêu hoá.

Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay tại các bệnh viện chuyên khoa sản nếu có hiện tượng:

Đau quặn bụng dữ dội 
Nôn và buồn nôn kéo dài liên tục 
Đi phân có lẫn nhầy và máu
Cơ thể có biểu hiện suy nhược, mất nước, sốt,..
Xuất hiện cơn co thắt tử cung trước tuần thứ 36 của thai kỳ 
Rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng

Bị chướng bụng khi mang thai cần xử lý như thế nào?

Tình trạng chướng bụng đầy hơi khi mang thai có thể được cải thiện nếu mẹ áp dụng một số phương pháp dưới đây:

Uống nước thường xuyên 

Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ đảm bảo duy trì lượng nước ối cần thiết, tránh cạn ối mà còn giúp mẹ thoát khỏi các vấn đề khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi táo bón khi mang thai.

Hạn chế ăn đường 

Một trong những nguyên nhân dẫn tới chướng bụng vào những tháng cuối là do tiểu đường thai kỳ.

Hạn chế ăn đường và đồ ngọt là cách mẹ kiểm soát lượng đường trong máu ở ngưỡng bình thường và giảm thiểu vấn đề đầy hơi tiêu hóa kém.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế những thực phẩm sinh khí nhiều như: đồ uống có gas, chất kích thích, cồn, các loại đậu, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…

Thay đổi thói quen ăn uống 

Ăn chậm, nhai kỹ giúp thức ăn có thể dễ dàng và nhanh chóng được tiêu hoá, tránh tình trạng ứ đọng trong bụng gây chướng bụng.

Mẹ cũng nên chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ để giảm lượng thức ăn trong một bữa, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.

Vận động và tập thể dục phù hợp 

Ít vận động khiến năng lượng không được tiêu hao, là một trong những yếu tố có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Việc vận động đi lại nhẹ nhàng và tập các bài tập phù hợp không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Vận động và tập thể dục là một trong cách giúp mẹ bầu thoát khỏi chướng bụng

Bổ sung chất xơ và trái cây 

Chất xơ rất cần thiết đối với nhu động ruột và quá trình đi tiêu, giúp làm mềm phân và đẩy phân ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Trong trái cây và rau xanh có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết đối với sự  phát triển vượt trội của thai nhi. Chúng cũng có lợi đối với miễn dịch, tiêu hóa và sức khỏe của mẹ.

Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn có thể giúp cải thiện chức năng và nhu động ruột, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hoá.

Có nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau và từng chủng loại sẽ mang lợi ích riêng cho cơ thể. Bacillus clausii là chủng lợi khuẩn được ứng dụng rộng rãi. Đây là chủng lợi khuẩn có ở dạng bào tử, với đặc tính kháng kháng sinh, bền nhiệt bền acid dạ dày và không bị phá hủy bởi muối mật.

Nhờ vậy, nó có thể dễ dàng vượt qua các bộ phận tiêu hóa khác để đến và cho tác dụng tại ruột.

Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn qua men vi sinh, giúp hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO

Thành phần

Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu

Công dụng

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.

Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.

Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
 
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
 
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
 
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
 
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
 
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
 
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
 
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
 
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
 
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
 
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
 
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //