Bệnh chân tay miệng ở trẻ em vào mùa, mẹ cần phải "nằm lòng" các dấu hiệu và cách xử trí
Mùa hè có rất nhiều loại bệnh dịch, vì vậy, bố mẹ cần phải nắm rõ dấu hiệu và cách xử trí bệnh chân tay miệng ở trẻ em.
Mùa hè bệnh chân tay miệng ở trẻ em lây lan rất nhanh
Nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không hạ là chứng tỏ cảnh báo đã bị nặng.
Loét ở miệng: Trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông phát ban dạng phỏng nước.
Phát ban trên da: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
Bên cạnh đó, bé còn bị nôn. Nếu bé sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
Xử trí khi trẻ mắc bệnh
Bệnh lây qua đường tiếp xúc vì thế khi thấy bé có biểu hiện, cần cho bé nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác.
Trường hợp nhẹ
Có thể chăm sóc tại nhà, nếu bé sốt, phải cho uống thuốc giảm sốt, lau người bằng nước ấm và mặc quần áo thoáng mát.
Cho bé ăn thức ăn lỏng, mềm dễ nuốt, uống nhiều nước, hoa quả, nước cam để bé tăng cường sức đề kháng.
Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%. Sử dụng thuốc sát khuẩn để điều trị các vết thương, mụn ngoài da tránh lây lan, nhiễm trùng. Không cạy các vết mụn nước.
Bố mẹ phải nắm rõ dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ em
Trường hợp nặng
Nếu bé có các triệu chứng sau cần đưa bé đến bệnh viện và cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:
Sốt cao trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ.
Giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Hãy quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Khó thở có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động.
Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, đi loạng choạng…
Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ
Phòng bệnh ở trẻ
Cho đến nay, chưa có vaccin, vì vậy việc giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh thực phẩm là biện pháp chủ yếu phòng bệnh cho trẻ.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và sau khi đi vệ sinh, trước khi làm đồ ăn cho bé…
Thường xuyên lau sạch những nơi trẻ hay tiếp xúc như: nhà cửa, đồ chơi…
Thực hiện ăn chín, uống sôi; vật dụng phải đảm bảo được rửa sạch sẽ; không cho bé ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…
Tránh tiếp xúc với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng.