Bé bị nghẹt mũi: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

16-01-2023 16:46:37

Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến ở trẻ em. Tìm hiểu ngay nguyên nhân chính khiến bé bị nghẹt mũi, cách xử lý, phòng ngừa và tránh tái phát hiệu quả.

Bé bị nghẹt mũi gây khó chịu, khó thở ảnh hưởng đến sức khỏe

Nguyên nhân khiến bé bị nght mũi thường xuyên

Nghẹt mũi là tình trạng khó thở bằng mũi do phù nề niêm mạc hoặc mũi bị lấp đầy bởi dịch nhầy. Tình trạng nghẹt mũi có thể kéo dài, không thuyên giảm hoặc thường xuyên tái phát khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi như:

Do thay đổi thời tiết, môi trường

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và môi trường. Khi những điều kiện này thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn tới các vấn đề về sức khỏe trong đó có tình trạng nghẹt mũi.

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi trời đột ngột chuyển lạnh, bé dễ nhiễm hàn, bị cảm lạnh dẫn tới tình trạng tăng tiết dịch niêm mạc mũi và gây nghẹt mũi. Dịch mũi trong, lỏng có thể chuyển sang dịch trắng, xanh đặc do bội nhiễm vi khuẩn.

Hay khi thời tiết khô, độ ẩm không khí xuống thấp khiến mũi tăng tiết dịch để làm ấm và làm ẩm niêm mạc mũi. Nếu tiết dịch quá nhiều sẽ gây nghẹt mũi.


Thay đổi thời tiết là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi

Nhiễm virus

Các virus gây bệnh đường hô hấp như Adeno virus, Rhino virus, virus cúm A, B… thông qua đường thở (mũi) xâm nhập và gây bệnh hô hấp. Khi gặp các tác nhân này, hàng rào bảo vệ tự nhiên là niêm mạc mũi sẽ tiết nhiều dịch để bắt giữ virus.

Chính vì thế, nghẹt mũi, sổ mũi là những triệu chứng điển hình nhất khi trẻ bị cảm lạnh, cúm và các bệnh đường hô hấp do virus gây ra…

Do bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nghẹt mũi. Tình trạng này xảy ra khi bé tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông chó mèo, bào tử nấm, bụi mịn…

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm khiến bé bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Dịch mũi thường lỏng và trong, tiết ra liên tục gây bít tắc đường thở.

Phấn hoa là tác nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng khiến bé nghẹt mũi

Do bệnh viêm xoang

Trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm xoang. Khi xoang bị viêm, dịch nhầy tiết ra lấp đầy các hốc xoang. Dịch nhầy chảy xuống mũi và họng gây viêm mũi, viêm họng từ đó gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài mặc dù vệ sinh và rửa mũi hàng ngày.

Nếu là do viêm xoang, dịch mũi thường đặc, có mùi hôi, đau vùng mũi, nặng mặt, thậm chí có thể kèm theo sốt.

Cách xử lý khi bé nghẹt mũi khó thở

Cần xác định được nguyên nhân gây nghẹt mũi để điều trị triệt để. Ngoài ra, ngay khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để giảm triệu chứng khó chịu, giúp trẻ dễ thở hơn.

Xịt mũi, rửa mũi

Xịt mũi, rửa mũi giúp làm loãng và loại bỏ dịch nhầy ở mũi, làm thông thoáng đường thở. Nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc tự pha dung dịch nước muối bằng muối và nước sạch theo tỷ lệ 0,9%.

Để rửa mũi, nên dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, tránh dùng xi lanh vì xi lanh gây áp lực mạnh, có thể làm đau mũi khiến trẻ sợ, hoặc làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa. Cha mẹ nên đổ nước muối sinh lý vào bình rửa mũi, sau đó thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Thông thường là đổ dung dịch nước muối vào một bên mũi, nghiêng đầu sang bên để nước muối cuốn theo dịch nhầy và bụi bẩn trong mũi chảy ra ngoài qua lỗ mũi bên kia. Làm lần lượt với từng bên mũi để giảm nghẹt mũi do dịch nhầy.

Để xịt mũi, cha mẹ có thể sử dụng chai dung dịch vệ sinh mũi dạng phun sương có chứa nước muối biển và các khoáng chất vi lượng. Sau khi xịt, dung dịch sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, làm loãng dịch nhầy để dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Rửa mũi giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi

Xông hơi mũi

Hít ngửi hơi nước ấm bay lên cũng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm nghẹt mũi và khó thở.

Có thể xông hơi bằng cách đổ nước nóng vào bát to, sau đó cúi mặt gần bát nước. Cha mẹ nên ở cạnh khi trẻ xông hơi, tránh để trẻ cúi quá gần kẻo bị bỏng.

Chườm ấm lên mũi

Dùng khăn nhúng nước nóng, vắt khô rồi chườm lên vùng mũi cũng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, tăng cường lưu thông máu đến mũi xoang.

Dùng thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi sẽ giúp giảm phù nề niêm mạc mũi, giảm viêm mũi, do đó sẽ giúp giảm nghẹt mũi tức thì. Tuy có hiệu quả nhanh nhưng thuốc xịt mũi không nên dùng kéo dài quá 7 ngày, bởi có thể gây tác dụng ngược.

Dùng Thuốc Xoang Đông y

Do các bệnh lý viêm mũi dị ứng, viêm xoang là bệnh lý mạn tính, có liên quan đến cơ địa. Do vậy, nên sử dụng các thuốc Đông y để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng lâu dài, tạo khả năng phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Đông y có bài thuốc trị bệnh mũi xoang với các dược liệu có tác dụng khu phong, tán hàn, khai thông khí huyết, chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu viêm, thông mũi hiệu quả.

Hiện nay bài thuốc Đông y này đã được đưa vào bào chế thành sản phẩm Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng, có thể sử dụng cho trẻ từ 5 tuổi.

Thuốc Xoang Nhất Nhất

Thông mũi, tiêu viêm trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Bích Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //