Báo động tình trạng bé gái dậy thì sớm, mẹ nhất định phải biết điều này để tránh cho con

23-04-2017 12:27:18

Thấy con gái mới 1,5 tuổi xuất huyết âm đạo, mẹ bé đã đưa đi khám. Bác sĩ chẩn đoán bé bị dậy thì sớm.

Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Thận - Nội tiết, dậy thì sớm là sự xuất hiện những biểu hiện về thể chất và hormone của tuổi dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn bình thường.

Trước đây, trẻ ở độ tuổi 13 đối với nữ, và 16 đối với nam mới dậy thì. Hiện nay, có trẻ ở độ tuổi 8 đối với nữ và 9 đối với nam đã dậy thì.

Theo bác sĩ Loan, dậy thì sớm sẽ khiến trẻ kém phát triển trí tuệ và chiều cao. Ảnh: Tri thức trẻ

BỐ MẸ CHỦ QUAN, CON THÀNH THÁI GIÁM

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết đang điều trị cho 120 bé cả trai lẫn gái (từ 1,5-9 tuổi) dậy thì sớm. Mỗi tháng, các bệnh nhi được tiêm thuốc ức chế cạnh tranh để làm biến mất đặc tính sinh dục thứ phát. Bệnh nhân được điều trị thuốc trong thời gian dài đến giai đoạn trẻ đúng tuổi dậy thì thì ngưng thuốc.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, anh Lê Quốc Phong (29 tuổi, ở Hà Nội), là bố của cháu Lê Nguyễn Huyền My (7 tuổi) đang chờ đến lượt vào để khám định kỳ. Hỏi ra mới biết, hóa ra anh là khách quen của bệnh viện vì đều đặn hàng tháng anh phải đưa con đến tiêm hormon và 6 tháng 1 lần, con gái phải kiểm tra tổng thể theo định kỳ.

Anh Phong cho biết: “Khi đó chính xác ra là con tôi được 2 tuổi gần 3 tháng, khi tắm cho cháu thì tôi phát hiện ngực cháu phát triển to bất thường. Sau đó, mẹ cháu theo dõi và kiểm tra thì thấy có ra dịch nhầy âm đạo. Những biểu hiện đó rất giống trẻ đang tuổi dậy thì. Bởi vậy gia đình vội vàng đưa thẳng lên Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám”.

Tại đây, các bác sĩ xác định cháu bị dậy thì sớm và phải điều trị để ức chế sự phát triển một số đặc tính sinh dục nữ. “Từ đó đến nay, đều đặn hàng tháng tôi đưa con đến bệnh viện để tiêm hormon, cũng như kiểm tra định kỳ”, anh Phong cho hay.

Theo anh Phong, thời gian đầu khi cháu con nhỏ, tháng nào cũng phải đưa cháu đi tiêm nên cháu cũng có tâm lý sợ sệt. Nhưng sau này khi lớn hơn một chút cháu hiểu đó như một căn bệnh phải điều trị và nên không còn khóc nữa.

Về những bất thường khi sử dụng hormon một thời gian dài như vậy, anh Phong cho biết: “Đồng thời với tiêm, tháng nào các bác sĩ cũng kiểm tra định kỳ và không thấy vấn đề gì bất thường, cháu học hành, sinh hoạt hoàn toàn như những đứa trẻ khác”.

Bác sĩ đang khám và tư vấn cho trường hợp dậy thì sớm ở trẻ. Ảnh: Khám phá

BÉ GÁI DẬY THÌ TỪ 5 THÁNG TUỔI, CHA MẸ NGHI DO SỮA BỘT

Biểu hiện của dậy thì sớm ở trẻ

Các biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ gái có thể là ngực to ra, xuất hiện lông mu hoặc ra huyết âm đạo. Còn bé trai xuất hiện triệu chứng lông mu, vỡ giọng, có mụn hoặc cương dương vật, “cậu nhỏ” lớn hơn so với trẻ cùng tuổi.

Trẻ dậy thì sớm kéo theo những hệ lụy, như bản thân không thể xoay xở được bởi những đặc tính sinh dục thứ phát như phải dùng băng vệ sinh ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt như bé gái 18 tháng có kinh. Hoặc bệnh nhi nam 3 tuổi nói giọng ồm ồm, khiến trẻ tự ti khi giao tiếp.

Đối với những trẻ này, xương phát triển nhanh khi chưa đủ tuổi, cao hơn các bạn cùng trang lứa, nhưng lại dễ bị lùn và kém phát triển trí tuệ. “Xương phát triển nhanh, nhưng đến giai đoạn nhất định xương sẽ tự đóng lại", bác sĩ nhi khoa nói.

Cách phòng tránh

Để tránh trẻ bị dậy thì sớm, bác sĩ khuyên phụ huynh nên chú ý đến cân nặng của con. Vì chế độ dinh dưỡng vượt quá nhu cầu của trẻ cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến dậy thì sớm.

Bác sĩ Loan cho biết thêm, việc tiêu thụ thực phẩm có hormone tăng trưởng cũng khiến trẻ dậy thì sớm. Ngoài ra, các sản phẩm làm đẹp như dầu gội đầu cũng làm tăng nội tiết tố sinh dục ở trẻ.

Bác sĩ khuyến cáo, để trẻ dậy thì sớm càng kéo dài thì càng ảnh hưởng mặt tâm lý, phụ huynh cần phát hiện sớm để hỗ trợ điều trị.

Cách trị ho đơn giản cho bé không cần dùng thuốc

An Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus //