Bạn có biết: Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

30-09-2024 18:08:19

Huyết áp thấp tuy nguy hiểm nhưng lại ít được quan tâm so với huyết áp cao. Tìm hiểu huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm để nhận biết và can thiệp nhanh chóng.

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

MỤC LỤC
Huyết áp thấp là bao nhiêu?
Triệu chứng huyết áp thấp
Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?
Làm thế nào để điều trị tình trạng hạ huyết áp
Làm thế nào để dự phòng hạ huyết áp
Tăng cường lưu thông máu với thuốc Hoạt huyết Đông y

Huyết áp thấp là bao nhiêu? 

Huyết áp là áp lực dòng máu tác động lên thành mạch, bao gồm 2 chỉ số chính: huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Đơn vị đo huyết áp là mmHg. 

Huyết áp tối đa đo áp lực máu trong lúc tim co bóp, thông thường, chỉ số này nằm trong khoảng 90 - 139 mmHg được coi là bình thường. 

Huyết áp tối thiểu là chỉ số dùng để đo áp lực máu khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp tim. Chỉ số huyết áp tối thiểu bình thường dao động trong khoảng 60 - 89 mmHg.

Huyết áp thấp là một trạng thái biến đổi bất thường của huyết áp, có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm cả bệnh lý và yếu tố sinh lý. 

Một người được coi là huyết áp thấp nếu có huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng huyết áp thấp, trong đó đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm: người có bệnh lý tim mạch, phụ nữ mang thai, thiếu hụt folate, mắc các bệnh liên quan đến hệ nội tiết, nhiễm trùng nặng hoặc xuất huyết, người bị dị ứng...

Triệu chứng huyết áp thấp

Hạ huyết áp có thể gây ra các triệu chứng như:

Cảm giác choáng váng, lâng lâng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày
Lú lẫn
Hoa mắt
Đau đầu
Ngất xỉu hoặc suýt ngất
Cảm thấy mệt mỏi, yếu sức, chân tay bủn rủn
Da xanh xao, nhợt nhạt
Tay chân lạnh, nhức mỏi tê bì
Tim đập nhanh, đánh trống ngực
Buồn nôn, nôn mửa.

Triệu chứng huyết áp thấp

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

Ở người bình thường huyết áp tâm thu sẽ dao động khoảng 120 mmHg còn huyết áp tâm trương dao động trong khoảng là 80 mmHg. 

Nhưng khi huyết áp tâm thu hạ xuống khoảng 90 mmHg, còn huyết áp tâm trương trong khoảng 60 mmHg thì được xem như là mắc bệnh huyết áp thấp. 

Khi huyết áp hạ thấp hơn trị số này được coi là vô cùng nguy hiểm, cần phải theo dõi và điều trị kịp thời để không gặp phải những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

Một số biến chứng có thể xảy ra nếu huyết áp thấp lâu ngày mà không được điều trị, dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải:

Té ngã bất ngờ

Huyết áp thấp có thể dẫn đến tim đập nhanh, người bệnh thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Nếu người bệnh đột ngột ngất xỉu té ngã có thể dẫn đến chấn thương vùng đầu hay là gãy xương.

Sốc

Huyết áp đột ngột giảm mạnh và không thể tự quay lại trị số huyết áp bình thường có thể dẫn tới tình trạng sốc. Điều này khiến cho các cơ quan trong cơ thể thiếu máu, thiếu oxy, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Suy giảm trí nhớ

Huyết áp thấp dẫn đến giảm lưu thông máu trong lòng mạch, lượng máu và dinh dưỡng cung cấp đến não cũng giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, các nơron thần kinh sẽ bị thoái hóa dẫn tới trí nhớ kém. 

Theo các nghiên cứu, người bị huyết áp thấp kéo dài trên 2 năm có khả năng suy giảm trí nhớ cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Đột quỵ, trụy tim

Huyết áp thấp làm cho lượng dinh dưỡng đến nuôi tim và não bị giảm, máu di chuyển chậm có thể bị ứ trệ sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện máu đông trong mạch.

Theo thống kê, có tới 10 đến 15% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não và 25% bị nhồi máu cơ tim do mắc phải huyết áp thấp. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp

Làm thế nào để điều trị tình trạng hạ huyết áp

Hạ huyết áp không có triệu chứng thường không cần điều trị. Các trường hợp hạ huyết áp có biểu hiện triệu chứng thì cần điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.

Nếu hạ huyết áp do mất máu thì cần hồi sức bằng dịch truyền và điều trị nguyên nhân gây chảy máu để kiểm soát và cầm máu. 

Các biện pháp xử trí khi tụt huyết áp đột ngột tại nhà:

Trong trường hợp tụt huyết áp đột ngột, người bệnh nên dừng ngay các hoạt động đang làm và nằm nghỉ, đặt chân lên cao để tăng cường tuần hoàn máu lên não. Có thể sử dụng các loại vớ nén để đạt hiệu quả cao hơn.
Uống một ly nước có chứa muối hoặc ăn thức ăn nhiều muối vì lượng muối thừa sẽ giúp nâng cao huyết áp nhanh chóng.
Với các trường hợp hạ huyết áp nghiêm trọng với các triệu chứng như lạnh người, nôn mửa, da xanh xao và ngất xỉu, cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

Làm thế nào để dự phòng hạ huyết áp

Để tránh tình trạng hạ huyết áp đột ngột và các nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe, một số biện pháp thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt có thể áp dụng bao gồm:

Tập thể dục 

Tập thể dục được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ quá trình bơm máu và đưa máu tới các bộ phận hiệu quả hơn. 

Luyện tập thể thao giúp tim và phổi làm việc mạnh hơn để đảm bảo cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể, giúp giảm các triệu chứng khó chịu do huyết áp thấp gây ra.  

Các chuyên gia khuyến nghị người mắc huyết áp thấp nên tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe chậm, bóng bàn, cầu lông, yoga...

Chúng có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp và dây thần kinh, đồng thời phòng ngừa những biến đổi huyết áp đột ngột và mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch và hô hấp.

Đồng thời, hạn chế các bộ môn có tính chất vận động mạnh như tập tạ, leo núi, đá bóng, chạy nhanh, chạy đường dài, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt...

Ngoài ra, trong quá trình tập luyện, người mắc huyết áp thấp cần tránh vận động liên tục trong thời gian dài, nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút tập. 

Xây dựng thực đơn hợp lý, cân bằng

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt các chất có lợi cho sức khỏe tim mạch và huyết áp như: rau xanh, trái cây, các loại cá béo, protein nạc...

Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm không tốt như đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn hoặc thực phẩm đóng hộp.

Với một số các chị em trong giai đoạn siết cân, cần phải nghiên cứu và xây dựng thực đơn an toàn, khoa học, không nên nhịn ăn quá mức có thể dẫn tới tụt huyết áp.  

Chế độ sinh hoạt

Tụt huyết áp có thể xảy ra trong trường hợp cơ thể mất một lượng lớn máu hoặc mất nước nghiêm trọng. Do đó để ngăn ngừa hạ huyết áp, cần tránh mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch nhiều như tiêu chảy, nôn ói. 

Hạn chế sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích vì đây là các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch và thần kinh.  

Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột nhất là buổi sáng khi mới thức dậy, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đủ để cơ thể được phục hồi. 

Tránh stress, cân bằng về tâm lý, có thể thực hiện các bài tập giúp giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần như dưỡng sinh, yoga, thiền định...

Điều trị tốt những bệnh mạn tính mà mình đã mắc phải như đái tháo đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính…theo chỉ định của bác sĩ.

Khám sức khỏe định kỳ với những người trên 40 tuổi mỗi 6 tháng một lần để điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể, đặc biệt những người có nguy cơ cao tụt huyết áp đột ngột.

Tăng cường lưu thông máu với thuốc Hoạt huyết Đông y

Y học cổ truyền xếp các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thuộc phạm trù huyễn vựng, quyết chứng, hư lao. Chứng bệnh này thường xuất hiện khi rối loạn sau mắc bệnh làm tạng phủ hao tổn hoặc do bẩm tố bất túc. 

Bẩm tố hư nhược, hình khí bất túc, hậu thiên không được nuôi dưỡng đầy đủ làm cho khí huyết suy yếu, khí cơ thăng giáng thất thường làm cho thanh dương không thăng. 

Âm huyết bất túc làm huyết không tràn đầy lòng mạch, khí hao tinh thiếu làm huyết mạch không đi nuôi dưỡng được toàn thân, tâm não không được dinh dưỡng đầy đủ gây nên các chứng trên.

Ngoài ra, tỳ vị rối loạn chức năng, tâm huyết hao tổn làm cho làm tâm não không được nuôi dưỡng cũng có thể gây nên chứng bệnh này.

Bệnh liên quan đến khí huyết nên điều trị thường dùng phép cố khí, bổ khí, hành khí, sơ khí hóa thấp, kết hợp với tăng cường chức năng phủ tạng, hoạt huyết sinh tân, thông kinh hoạt lạc.

Thuốc Hoạt huyết Đông y với thành phần chính gồm các vị thuốc quen thuộc, thường được dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ, thiểu năng tuần hoàn máu não và ngoại vi, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Nhờ khả năng tăng cường lưu thông máu tốt hơn, nên nhiều trường hợp sử dụng thuốc nhằm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các tình trạng nghẽn mạch, mạch vành, tai biến cho kết quả tốt.

Thuốc Hoạt huyết Đông y dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Thành phần (Cho 1 viên nén): 
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.

Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //