Bạn có biết “Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?”
Bệnh viêm đa khớp là tình trạng viêm nhiều hơn 4 khớp khác nhau trên cơ thể. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và liệu bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?
Viêm đa khớp là tình trạng viêm ở nhiều khớp xương trong cơ thể
Bệnh viêm đa khớp là gì?
Viêm đa khớp là một thuật ngữ chỉ tình trạng có từ 5 khớp (khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay…) trở lên bị viêm đau. Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính hoặc trở thành mãn tính nếu kéo dài quá 6 tuần.
Viêm đa khớp có thể xảy ra sau khi nhiễm vi rút. Bệnh cũng có thể liên quan tới một tình trạng bệnh tự miễn trong cơ thể như viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus hoặc hội chứng Sjogren. Tuy nhiên, thông thường viêm đa khớp nếu điều trị kịp thời sẽ lành bệnh và không bị tái phát.
Triệu chứng bệnh viêm đa khớp
Viêm đa khớp gây đau cứng và sưng đỏ các khớp bị viêm
Các triệu chứng viêm đa khớp tương tự như triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Các cơn đau có thể âm ỉ trong cơ thể trong thời gian kéo dài vài tháng hoặc cũng có thể xuất hiện đột ngột.
Cụ thể:
- Đau đớn
- Cứng khớp
- Sưng hoặc đỏ ở vùng khớp bị viêm
- Phát ban
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Sốt cao trên 38°C
- Đổ mồ hôi
- Chán ăn
- Sụt cân bất thường
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớp
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp đặc trưng là sự thoái hóa của sụn và phì đại xương tại các khớp. Ban đầu, sụn khớp trở nên thô ráp, cuối cùng mỏng đi và tạo nên các gai xương ở rìa bề mặt tiếp xúc của khớp gây đau đớn vô cùng khi hoạt động.
Tình trạng viêm đa khớp thường gặp ở người cao tuổi phần lớn là do quá trình lão hóa gây ra. Khi tuổi tác tăng lên, các tế bào xương khớp trở nên suy yếu, giảm chức năng hoạt động, khó tái tạo và phục hồi như bình thường.
Rối loạn miễn dịch
Viêm khớp tự phát thiếu niên có thể xảy ra trước tuổi 17
Bệnh viêm đa khớp có thể xuất phát từ tình trạng rối loạn tự miễn dịch. Khi mà hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và mô của chính mình. Nguyên do của các tình trạng này hiện vẫn chưa được làm rõ nhưng thường có yếu tố di truyền và đôi khi do môi trường.
Một số loại rối loạn tự miễn có thể gây viêm đa khớp bao gồm:
- Bệnh Lupus ban đỏ: Ngoài ảnh hưởng tới khớp thì hầu hết sẽ có nổi ban đỏ ở những vùng da tiếp xúc với ánh mặt trời.
- Viêm khớp tự phát thiếu niên: Đây là bệnh giống với viêm khớp dạng thấp, khởi phát trước tuổi 17.
- Viêm khớp vảy nến: Vảy nến sẽ xuất hiện trước viêm khớp trong 80% trường hợp bệnh. Viêm khớp thường không đối xứng, ngón tay chân hình “khúc dồi”, khá giống với viêm khớp dạng thấp.
- Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng điển hình là sưng khớp đối xứng, kèm theo cứng khớp, nóng và đau. Tình trạng cứng khớp chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng và đỡ dần trong ngày. Tình trạng cứng khớp sẽ tăng nặng nếu như hoạt động quá mức. Thường viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng tới: khớp cổ tay, gối, cổ chân và các ngón chân.
- Hội chứng Sjogren: Nữ giới chiếm 90% trường hợp gặp phải và phần lớn trên 50 tuổi. Bệnh làm ảnh hưởng tới nhiều chức năng trong cơ thể như khô mắt, khô miệng, viêm đa khớp…
Nhiễm vi rút
Viêm đa khớp cũng có thể xảy ra do nhiễm một loại vi rút có khả năng gây bệnh, một số loại vi rút có thể gây viêm như:
- Sốt xuất huyết
- Zika
- Virut Epstein – Barr
- Vi rút cự bào
- Viêm gan B
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?
Không khám và điều trị kịp thời bệnh viêm đa khớp có thể dẫn tới biến dạng khớp
Viêm đa khớp là bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Có thể kể tới như:
- Bị biến dạng khớp làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động bình thường. Nhiều trường hợp viêm đa khớp làm biến đổi dáng đi, dáng ngồi…
- Tràn dịch khớp làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
- Teo cơ do khớp không vận động theo cách thông thường
Viêm đa khớp và cách chữa trị không dùng thuốc
Trong một số trường hợp bệnh viêm đa khớp mà các triệu chứng không quá nghiêm trọng thì người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp khắc phục tại nhà, chưa dùng tới thuốc. Tuy nhiên, nên đi khám để được các bác sĩ và chuyên gia hướng dẫn cụ thể và chuẩn xác.
Nghỉ ngơi hoàn toàn
Người bệnh có triệu chứng viêm đa khớp nặng do viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp vảy nến thì nên nghỉ ngơi tại giường hoàn toàn.
Còn các tình trạng người bệnh viêm khớp nhẹ thì nghỉ ngơi mỗi ngày 2 giờ ở trên giường là đủ (ngoài thời gian ngủ).
Nghỉ ngơi nên tiếp tục trong khoảng 2 tuần cho tới khi các triệu chứng bệnh được cải thiện. Song song với đó là kết hợp hoạt động thể lực tăng dần và có hỗ trợ đối với các khớp bị bệnh.
Cố định khớp
Cố định khớp có thể góp phần giúp giảm tình trạng viêm. Có thể cho người bệnh nằm sấp khoảng 15 phút, vài lần mỗi ngày để giúp thư giãn và duỗi các cơ quanh khớp háng và khớp gối, tránh co cứng khớp ở tư thế gấp.
Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về một số dụng cụ giúp cho khớp nghỉ ngơi, giảm căng cứng, giảm biến dạng khớp. Đây là các loại dụng cụ có thể tháo ra, cho phép cử động và tập luyện hàng ngày ở những khu vực khớp bị viêm.
Tập luyện nhẹ
Nếu viêm đa khớp nhẹ thì tập luyện tại chỗ được ưu tiên hơn
Tập luyện giúp duy trì chức năng vận động của khớp, tăng cường dẻo dai và sức mạnh của cơ. Trước hết với những bệnh khớp đang viêm thì vận động tại chỗ sẽ được ưu tiên hơn (nằm tại chỗ giơ cao chân rồi duỗi thẳng).
Khi bệnh viêm đa khớp dần thuyên giảm thì có thể tập luyện một số bài tập để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Nguyên tắc: Người bệnh viêm đa khớp nên tránh bất kì hình thức tập luyện nào gây tăng đau đớn sau 1 giờ luyện tập.
Chườm nóng và chườm lạnh
Phương pháp dùng tới nhiệt có tác dụng giãn cơ và giảm đau. Sử dụng nguồn nhiệt hoặc nước nóng rất phù hợp. Khi tiếp xúc với nhiệt thì việc luyện tập giảm đau có thể tiến hành tốt hơn. Một số người bệnh sẽ thấy đỡ đau khớp nếu chườm lạnh tại chỗ.
Một số loại thuốc điều trị viêm đa khớp
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp giảm viêm và hạn chế triệu chứng
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới viêm đa khớp nhưng hầu hết phương pháp điều trị hướng tới kiểm soát các triệu chứng và giảm viêm. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau để giảm đau:
Thuốc chống viêm không steroid: Được gọi là NSAID, giúp làm giảm viêm và giảm đau bằng cách ngăn chặn các enzyme và protein góp phần gây viêm.
Corticosteroid: Loại thuốc giúp giảm viêm bằng cách ức chế phản ứng miễn dịch. Thuốc corticosteroid đặc biệt hữu ích đối với người bị viêm đa khớp do bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến…
Hydroxychloroquine: Loại thuốc điều hòa miễn dịch nhẹ giúp giảm viêm.
Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs): Những loại thuốc giúp ức chế miễn dịch, thường được kê đối với viêm đa khớp do viêm khớp dạng thấp.
Thuốc chống TNF: Là loại thuốc giúp ngăn chặn tình trạng viêm và sẽ được dùng nếu chỉ dùng DMARDs không hiệu quả để điều trị cơn đau.
Kết hợp sử dụng thuốc xương khớp Đông y khi bị viêm đa khớp
Thông thường, viêm đa khớp trong giai đoạn cấp tính sẽ ưu tiên sử dụng thuốc Tây y bởi tác dụng nhanh chóng, hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài ở giai đoạn mãn thì việc kết hợp sử dụng duy trì thuốc Đông y trị bệnh xương khớp là một xu hướng mới hiện nay.
Bởi dùng lâu dài loại thuốc Tây sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ với sức khỏe, thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên tuy tác dụng chậm hơn nhưng hiệu quả kéo dài và ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc xương khớp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất hàng loạt dưới dạng viên nén hiệu quả.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤTSản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |