Bài thuốc trị rắn cắn, lợi sữa tuyệt hay từ mớ rau mùa hè chưa đến 5 nghìn đồng
Tác dụng của rau đay với sức khỏe không chỉ được tận dụng trong các bài thuốc dân gian mà còn được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh.
Tác dụng của rau đay
Không chỉ là loại rau ngon bổ rẻ thường xuất hiện trong mâm cơm mùa hè của các gia đình Việt, rau đay còn có vô vàn công dụng với sức khỏe. Theo cựu đại tá – lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong các tài liệu Đông y ghi rõ, công dụng của rau đay gồm thông kinh, tiêu đam, nhuận tràng nhờ vị ngọt, tính mát.
Rau đay được cả Đông y và Tây y công nhận có tác dụng chữa bệnh. Ảnh Internet
Loại thực phẩm mùa hè này còn thường xuất hiện trong các bài thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, lợi tiểu, trợ tim, an thần, ho đàm, kiết lỵ, táo bón và những người bị suy nhược cơ thể. Hạt đay với tính nóng, vị đắng, không độc cũng giúp bổ tim, kích thích tuần hoàn máu.
Không chỉ là vị thuốc quý trong Đông y, y học hiện đại cũng khẳng định rau đay chứa vô số dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong 100 gram rau đay tươi có chứa vitamin E 141 đơn vị, vitamin A 7,490 đơn vị, vitamin C 168mg%, vitamin B2 0,36mg%, vitamin B1 0,24mg%, Kali 650mg%, Sắt 3,8mg%, Phốt pho 93mg% và Canxi 498mg%.
Hạt đay chứa một lượng dồi dào olitorisid có tác dụng làm giảm chứng tim đập nhanh bất thường, tăng cường hoạt động co bóp của cơ tim và trợ tim hiệu quả. Ngoài ra, chất nhớt và polysaccharid của rau đay còn kích thích ruột vận động, giúp nhuận tràng và trị táo bón.
Bài thuốc chữa bệnh từ rau đay
- Táo bón: Một trong những tác dụng của rau đay được nhiều người biết đến nhất là trị táo bón. Chỉ cần dùng rau đay sắc lấy nước uống khoảng 2-3 lần/ngày hoặc nấu canh mồng tơi rau đay 1 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần để trị táo bón, nhuận tràng.
Ăn nhiều canh rau đay giúp nhuận tràng, trị chứng táo bón. Ảnh Internet
- Trị rắn cắn: Trong một số trường hợp khẩn cấp không thể tới bệnh viện kịp thời, người ta còn dùng rau đay khi sơ cứu vết thương bị rắn cắn. Bài thuốc trị rắn cắn từ rau đay như sau: Lấy dây kim cang, ngọn chuối tiêu, ngọn rau đay mỗi thứ 1 nắm đem rửa thật sạch, vẩy ráo nước rồi giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vết thương.
- Cảm nắng nhẹ: Dùng hạt rau đay khô sắc lấy nước uống nóng để cơ thể nhanh vã mồ hôi.
- Phù thũng: Lấy 15-20 gram hạt rau đay đem sắc lấy nước uống nóng, sau đó trùm kín chăn cho người vã mồ hôi. Công dụng của rau đay sẽ giúp giảm phù nhanh chóng.
- Hen suyễn: Lấy hạt rau đay sắc thật đặc rồi chắt nước uống sẽ giúp ngăn chặn cơn suyễn. Hoặc sắc một nắm xơ mướp cắt nhỏ với hạt đay giã nhuyễn lấy nước uống 2 lần/ngày cũng có công dụng tương tự.
- Lợi tiểu: Mã đề 100 gram, rau đay 100 gram đem sắc nước uống hoặc nấu canh tôm ăn hàng ngày.
- Say nắng: Lấy một nắm rau đay tươi rửa sạch, giã nát lấy nước uống, bã đắp lên trán để trị say nắng.
- Lợi sữa: Bài thuốc lợi sữa là một trong những tác dụng của ray đay được nhiều người tin dùng nhất. Trong rau đay có nhiều nước và chất nhờn giúp sữa về nhiều hơn. Trên thực tế, mẹ sau sinh ăn liên tiếp rau đây trong vòng 1 tháng sẽ thấy lượng sữa của tuần 3, tuần 4 ra nhiều hơn hẳn 2 tuần đầu.
Bài thuốc lợi sữa từ rau đay được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Ảnh Internet
Nếu không ăn rau đay, sữa tuần 3, tuần 4 vẫn về nhưng kém hơn nhiều. Do đó, sản phụ có thể dùng rau đay để nấu canh hoặc sắc nước uống sau sinh để lợi sữa. Lưu ý, để việc ăn rau đay lợi sữa hiệu quả hơn, chị em nên dùng rau đay thân màu đỏ tía thay vì rau đay thân trắng.
- Khó ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp: Ăn canh cua đồng nấu với mướp hương, mồng tơi và rau đay thường xuyên sẽ giúp trị chứng bứt rứt khó ngủ hoặc tim đập nhanh bất thường.
Tác dụng của rau đay có rất nhiều, tốt và an toàn cho cả bà bầu. Tuy nhiên, trường hợp bị tiêu chảy tuyệt đối không được ăn rau đay để tránh bệnh nặng hơn.