Bài tập cổ: Hỗ trợ điều trị hiệu quả đau vai gáy
Đau vai gáy là một trong những căn bệnh cột sống cổ phổ biến hàng đầu hiện nay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Thực hiện bài tập cổ sẽ giúp giảm đau, phòng ngừa tái phát.
Nguyên nhân đau vai gáy
Đau vai gáy là tình trạng đau gây ra do sự co cứng cơ vùng vai gáy, kèm theo hạn chế vận động quay cổ, quay đầu. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, khi ngủ dậy. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, bao gồm:
• Sinh hoạt, vận động sai tư thế: nằm nghiêng 1 bên kéo dài khi ngủ, gối đầu quá cao, nằm hoặc ngồi nghiêng cổ, …tất cả những tư thế sai đó sẽ làm gián đoán việc cung cấp máu chứa oxy tới các vùng cơ quanh cổ, khiến chúng dễ bị mỏi, cứng và đau nhức.
Rối loạn chức năng thần kinh
Các bệnh lý xương khớp
Thoái hóa cột sống cổ hoặc bệnh lý xương khớp có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy
Vai trò của việc luyện tập với trường hợp đau vai gáy
Việc đau vai gáy khiến nhiều người hạn chế vận động vùng cổ do cảm giác đau tăng khi vận động vùng này. Hơn nữa, nhiều người cũng quan niệm rằng, cần để vùng vai gáy nghỉ ngơi, tránh vận động sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy, việc luyện tập có thể giúp làm dịu cơn đau. Khi cảm giác đau đã giảm bớt, những bài tập khác sẽ giúp phục hồi lại vận động của vùng cổ và tái tạo sức mạnh của cơ. Những bài tập đó không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng hiện tại, chúng còn có vai trò ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Đi thẳng người và thẳng đầu
Tư thế đi thẳng người và thẳng đầu
Tư thế này giúp bạn thiết lập và dùy trì thói quen giữ đầu thẳng một cách dễ dàng. Bằng cách nằm ngửa trên một chiếc gối mỏng hoặc tốt nhất là không dùng gối, hãy để đầu bạn ngửa một cách tự nhiên nhất, khi đó, 2 tai, 2 vai và 2 bên hông sẽ thẳng hàng. Dành tối thiểu 5 – 10 phút hoặc thậm chí hàng giờ cho tư thế này sẽ giúp bạn cảm thấy triệu chứng đau vai gáy dịu bớt.
Nằm ngửa và co rút cổ
Nằm ngửa và co rút cổ
Bài tập này có thể giúp làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau vai gáy bằng cách gập cằm tối đa có thể ở tư thế đầu thẳng giữa. Bạn đặt tay vào phía trước cằm, dùng các ngón tay ấn cằm áp sát với cổ nhất có thể. Tuy nhiên, bạn cần luôn giữ mặt hướng về phía trước. Lúc này bạn cảm thấy phần gáy căng giãn và vùng cằm căng tức. Giữ trạng thái này trong 1 – 2 giây sau đó thả lỏng, để cho đầu bạn trở về vị trí tự nhiên. Lặp lại động tác này 8 – 10 lần cho mỗi đợt tập và tiến hành 3 – 4 đợt mỗi ngày, đặc biệt khi bạn cảm nhận thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt. Ngay cả khi bạn hết đau vai gáy, bạn vẫn nên kiên trì duy trì bài tập này 3 – 4 lần/ngày liên tục trong 2 tuần tiếp theo để dự phòng đau tái phát về sau.
Bài tập dự phòng đau tái phát sau khi đã giảm đau
Trước hết bạn cần thiết lập thói quen ngồi đúng tư thế: thẳng lưng, đầu thẳng giữa, đồng thời cần tránh tối đa tư thế đứng, ngồi đưa đầu về phía trước. Đồng thời với việc xây dựng thói quen này, các bài tập gym hay những bài tập tăng sức cơ cũng góp phần quan trọng trong việc dự phòng tình trạng đau vai gáy tái phát.
Điều trị đau vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Nếu nguyên nhân đau vai gáy xuất phát từ thoái hóa đốt sống cổ hoặc các bệnh lý xương khớp khác thì các biện pháp giảm đau có thể có tác dụng chậm và cần tới việc điều trị thuốc. Với đặc tính bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, thuốc Xương Khớp Nhất Nhất không chỉ điều trị triệu chứng mà còn ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát nhờ tác động vào cơ địa, nhằm thay đổi cơ địa.