Bác sĩ đông y cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút trong mùa đông

19-01-2019 10:45:52

Các chuyên gia y tế cho rằng, thời tiết lạnh mùa đông cũng là thời điểm làm gia tăng biến chứng của bệnh gút như viêm khớp nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, suy thận…


Bệnh gút có nguy cơ nặng hơn khi trời lạnh (ảnh minh họa)

Bệnh gút (gout) là tình trạng viêm khớp xảy ra khi có quá nhiều Axit uric tích tụ trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dinh dưỡng, hoặc uống nhiều rượu bia.

Các chuyên gia y tế cho rằng, thời tiết lạnh mùa đông cũng là thời điểm làm gia tăng biến chứng của bệnh gút như viêm khớp nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, suy thận…

Theo Lương y Nguyễn Thúy, phòng khám Đông y Ích Thọ Đường (Thanh Xuân, Hà Nội), y học cổ truyền gọi bệnh gút là thống phong. Nguyên nhân do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp gây sưng đau, co duỗi vận động khó. 

Điều đáng nói là khi được điều trị hết cơn đau bệnh nhân thường nghĩ là bệnh khỏi, ngưng điều trị. Nhưng cơn đau về sau sẽ tái phát (mặc dù có thể đến hàng năm) nhiều hơn và đau hơn, thời gian lâu hơn.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Bệnh gút nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Biến chứng của bệnh gút, bao gồm:

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Bệnh gút gây nên những cơn đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Hủy hoại xương khớp: Bệnh gút khi phát triển sang giai đoạn mạn tính sẽ hình thành các hạt tophi dưới da. Hạt tophi phát triển ngày càng lớn sẽ gây lở loét, ảnh hưởng tới các khớp xung quanh, làm tăng nguy cơ viêm khớp, biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế.

Tổn thương thận: Việc tăng cao nồng độ axit uric máu và đào thải qua đường nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến muối urat có cơ hội lắng đọng tại thận và gây nên sỏi thận, suy thận.

Nguy cơ đột quỵ và tai biến: Người bị bệnh gút thường có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tai biến cao hơn người bình thường, đặc biệt là các bệnh lý liên quan như: Bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong sớm.

Chính bởi những biến chứng nguy hiểm này mà việc tìm ra cách điều trị bệnh gút thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề khiến nhiều người trăn trở.


Thời tiết lạnh mùa đông cũng là thời điểm làm gia tăng biến chứng của bệnh gút 

Đông y chữa gút hiệu quả

Theo Lương y Nguyễn Thúy; đông y có tác dụng rất tốt trong giảm tái phát cơn gút cấp và không có tác dụng phụ. Một số bài thuốc hay:

Bài 1: Tam diệu thang: đương quy 15g, xích thược 15g, hoàng bá 12g, ý dĩ nhân 30g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, thanh đại 6g, hoạt thạch 15g, tri mẫu 9g, độc hoạt 12g, kê huyết đằng 30g, tỳ giải 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: độc hoạt 12g, bạch truật 12g, thương truật 12g, thục địa 6g, ý dĩ nhân 12g, mộc qua 10g, thạch hộc 10g, hoàng bá 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: (kinh nghiệm dân gian): lá lốt, ngải cứu, trinh nữ hoàng cung, lá mơ lông, quả mướp đắng (khổ qua) lượng bằng nhau cho vào cối sinh tố xay, lấy nước uống, ngày 2 cốc sáng và tối sau bữa ăn 45 – 60 phút.

Tuy nhiên để dùng thuốc chính xác hơn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra người bị gút cần có chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nên hạn chế các thức ăn có chứa nhân purin (phủ tạng động vật, các loại đậu, thịt có màu đỏ…); hạn chế và bỏ đồ uống có cồn, trái cây lên men…


Xem video: Nguyên nhân ban đầu khiến bé 70 ngày tuổi ở Hà Nội tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five

Mai Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN //