Catalonia xứ Catalan khó tách khỏi Tây Ban Nha vì áp lực tứ phía
Châu Âu gây sức ép đòi Catalonia xứ Catalan bỏ kế hoạch ly khai, thể chế tài chính lớn ở Catalonia cũng muốn rời đi nếu Catalonia tuyên bố độc lập.
Thủ lĩnh ly khai của Catalonia xứ Catalan đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ các quốc gia châu Âu đòi xứ này bỏ kế hoạch tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha. Đức và Pháp, hai nước đầu tàu trong Liên minh châu Âu (EU) ngày 9/10 cùng tuyên bố ủng hộ một Tây Ban Nha thống nhất.
Hôm thứ Bảy, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, nhấn mạnh sự ủng hộ đối với sự thống nhất của Tây Ban Nha, đồng thời kêu gọi Madrid đối thoại với Catalonia - phát ngôn viên của bà Merkel cho hay.
350.000 nghìn người biểu tình phản đối Catalonia xứ Catalan ly khai. Ảnh: SBS
Pháp thì tuyên bố sẽ không công nhận Catalonia nếu vùng này đơn phương tuyên bố độc lập. Một Bộ trưởng Pháp nói nếu Catalonia ly khai, thì vùng này tự động ra khỏi EU.
Quốc hội Catalonia dự kiến họp vào ngày 9/10 và công bố quyết định độc lập dựa trên đa số phiếu bầu trong buổi trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, Tòa tối cao Tây Ban Nha đã phủ quyết tính hợp lệ và đưa ra lệnh cấm phiên họp này.
Trong khi đó, Reuters ngày 9/10 cho biết đã có thêm ba công ty trụ sở ở Catalonia xứ Catalan gia nhập nhóm doanh nghiệp muốn "di cư" khỏi vùng này kể từ ngày 1/10.
Chính quyền Catalonia bị áp lực hủy bỏ kết quả trưng cầu dân ý. Ảnh: AP
Tập đoàn bất động sản Inmobiliaria Colonial và công ty cung cấp hạ tầng Abertis đồng loạt quyết định chuyển văn phòng đến Madrid. Trong khi hãng công nghệ Cellnex cảnh báo cũng sẽ làm như vậy nếu tình hình căng thẳng chính trị ở Catalonia tiếp diễn.
Grupo Planeta, nhà xuất bản ở thành phố Barcelona cũng khẳng định sẽ dời văn phòng đến Madrid nếu chính quyền Catalonia xứ Catalan đơn phương tuyên bố độc lập.
Đó là những tín hiệu cho thấy Catalonia nếu là một quốc gia độc lập, cũng đối diện khả năng bị cô lập. Như vậy họ sẽ gặp thiệt hại về tài chính do các công ty lớn ở đây không muốn bỗng dưng bị thu hẹp thị trường.