7 Giải pháp phòng ngừa đột quỵ não sớm và hiệu quả

12-10-2019 09:30:07

Đột quỵ não là tai biến nguy hiểm, có thể để lại di chứng và nguy cơ gây tử vong cao nếu không cấp cứu kịp thời. Vì vậy, phòng ngừa từ sớm giúp hạn chế hậu quả bệnh.

7 Giải pháp phòng ngừa đột quỵ não sớm và hiệu quả

Mối nguy khi mắc đột quỵ não là gì?

Bệnh đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần bộ não bị đình trệ, chỉ 5 phút thiếu oxy các tế bào não nhanh chóng chết đi gây tổn thương không thể phục hồi mô não. Sau khi bị đột quỵ não, nếu sống sót người bệnh có thể gặp các vấn đề như sa sút trí nhớ, hay quên, giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

Di chứng nặng hơn người bệnh có thể bị liệt nửa người, cánh tay hoặc một bên chân yếu liệt, gây khó khăn trong việc đi lại. Các di chứng sau cơn đột quỵ khiến người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà trong mọi sinh hoạt, khiến họ dễ rơi vào cảm giác tự ti, bị phụ thuộc tâm trạng nặng nề, buồn chán và trầm cảm.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy tham khảo 7 cách sau để phòng ngừa những cơn đột quỵ, bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình:

1. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đột quỵ. Để duy trì huyết áp ở mức lý tưởng dưới 135/85 mmHg, bạn cần giảm muối trong chế độ ăn uống, không quá 1,5 g muối mỗi ngày (khoảng 1/2 thìa cà phê), tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, phô mai và kem; nên ăn nhiều rau và cá trong các thực đơn hàng tuần.

Kiểm soát huyết áp đóng vai trò rất quan trọng

Bên cạnh đó, bữa ăn nên có thêm ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo. Người bệnh có thể dùng thêm thuốc ổn định huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Kiểm soát chỉ số BMI của cơ thể

Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25 là báo hiệu cho thấy bạn đang bị thừa cân, béo phì, đây là một yếu tố nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não. Để kiểm soát chỉ số BMI ở mức thấp hơn 25, người bệnh không nên ăn quá 1.500-2.000 calorie mỗi ngày (tùy thuộc mức độ hoạt động và chỉ số BMI), đồng thời nên tăng cường vận động thể chất như đi bộ, chơi golf hoặc tennis đều đặn.

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được chỉ số khối cơ thể

3. Tập thể dục đều đặn

Người bệnh có thể tập thể dục ở cường độ vừa phải như đi dạo sau bữa tối, tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy ít nhất 5 ngày/tuần. Nếu không thể tập liên tục 30 phút, bạn có thể chia nhỏ thành 10-15 phút/lần và 2-3 lần/ngày.

4. Hạn chế uống bia, rượu

Hạn chế rượu, bia với nồng độ cao, nên uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não giúp bạn tránh được nguy cơ đột quỵ não.

5. Kiểm soát đường huyết

Việc kiểm soát chỉ số đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ là rất cần thiết. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp cho bạn biết được những dấu hiệu đột quy não sớm nhất. Ngoài ra, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và dùng thuốc điều trị để giữ đường huyết luôn ở mức ổn định.

6. Không hút thuốc lá

Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu khó từ bỏ thuốc lá, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để chọn cách thích hợp, ví dụ sử dụng các sản phẩm giúp cai thuốc lá như viên ngậm nicotine, miếng dán…

7. Sử dụng sản phẩm Đông y thế hệ 2

Đối với bệnh nhân đã từng trải qua đột quỵ não hoặc các bệnh nhân có nguy cơ cao bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y có chi phí đắt đỏ và thường gặp nhiều tác dụng phụ. Hiện nay đã có thuốc Đông Y thế hệ 2 có hiệu quả vượt trội, chi phí rẻ hơn, an toàn và không nhờn thuốc khi sử dụng lâu dài, được sản xuất theo dây chuyển hiện đại chuẩn GMP-WHO giúp phòng ngừa tai biến và phục hồi di chứng sau tai biến.

 

Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN //