5 cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ hiệu quả ngay tại nhà

24-11-2023 18:16:01

Cây ngái hay còn được gọi là cây sung dại có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Dân gian từ lâu đã sử dụng lá của loại cây này như một nguyên liệu trong việc chữa cũng như phòng ngừa bệnh trĩ. Tuy nhiên, người bị trĩ cần chọn đúng loại lá cũng như thực hiện đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất. Tìm hiểu ngay!

I - Tác dụng của lá ngái trong việc chữa bệnh trĩ

Y học cổ truyền đã chỉ ra rằng, cây ngái có vị ngọt chát, tính bình. Với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu phù, giải độc… nên thường được dùng trong các trường hợp tiêu chảy, đại tiện ra máu, phù lũng, mụn nhọt đinh râu, trĩ… Đối với người bệnh trĩ, dùng lá ngái chính là một cách đơn giản giúp giảm đau và ngứa, giảm sưng viêm ở hậu môn, cầm máu, hạn chế nhiễm trùng ở khu vực bị trĩ.

Theo y học hiện đại, lá ngái chứa nhiều hoạt chất như pectin, enzyme proteolytic, omega-3 và omega-6… và các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali, vitamin A, vitamin B… Nhờ đó đem lại nhiều tác dụng tích cực cho người bệnh trĩ như:

  • Khi dùng bên ngoài: Có thể làm giảm sưng viêm, giảm đau rát, hạn chế kích ứng và chảy máu do bệnh trĩ gây ra.
  • Khi dùng qua đường uống: Có thể giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn, từ đó hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn, hạn chế kiết lị, táo bón (những nguyên nhân gây bệnh trĩ).

Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng mình các công dụng kể trên, nhưng từ lâu việc dùng lá ngái trị bệnh trĩ đã được dân gian lưu truyền và áp dụng hiệu quả. Phương pháp này khá dễ thực hiện, lại an toàn và công hiệu, không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng lá hoặc thân chứ không nên dùng quả vì quả ngái có chứa độc tố, có nguy cơ gây ngộ độc. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt cây ngái và cây sung vì hai loại cây này khá tương đồng nhau.

II - Mách bạn 5 cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ hiệu quả theo dân gian

1. Xông trĩ bằng nước lá ngái

Một cách đơn giản để chữa bệnh trĩ đó là xông nước lá ngái. Với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn từ lá ngái, kết hợp khả năng làm tăng tác dụng sát trùng, tiêu viêm từ muối sẽ giúp giảm ngứa, giảm đau hiệu quả cho người bị trĩ.

Cách thực hiện:

  • Lá ngái đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Đun sôi lá ngái cũng với 2-3 thìa muối tinh.
  • Đun sôi khoảng 5 phút đem nước ra chậu để nguội hoặc thêm nước lạnh để làm nguội nhanh.
  • Ngâm hậu môn với nước trên trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng đau, rát.

2. Uống nước lá ngái

Uống nước lá ngái giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố từ đó hạn chế táo bón tránh bệnh trĩ tiến triển nặng hơn. Nên chọn những lá già vừa phải, trước khi nấu nước nên sao vàng lá ngái để tăng cường công dụng. 

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể lấy khoảng 1 nắm lá ngái hoặc vỏ thân cây, đem đi rửa sạch rồi sao vàng.
  • Đem phần lá hoặc vỏ cây ngái đã sơ chế đun với khoảng 1 lít nước.
  • Đun đến khi nước vơi còn khoảng ⅓ so với ban đầu.
  • Chắt lấy nước chia làm 3 phần và dùng trong ngày sau mỗi bữa.
  • Thực hiện trong khoảng 1 tháng để đạt hiệu quả.

3. Đắp lá ngái và rau diếp cá

Lá diếp cá có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm sưng. Ngoài ra, trong lá diếp cá còn chứa chất quercetin có tác dụng làm bền vững thành mạch. Kết hợp với lá ngái giúp cải thiện tình đau sưng đau, chống viêm nhiễm cho người bệnh trĩ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đem nguyên liệu rửa sạch và để ráo nước.
  • Rã nát 2 loại dược liệu trên cùng 1 thìa muối tinh.
  • Đem hỗn hợp vừa chuẩn bị được đắp hậu môn, trước khi đắp cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
  • Đắp trong vòng 20 phút rồi rửa sạch hậu môn bằng nước ấm.
  • Dùng khăn mềm lau khô hậu môn rồi mới mặc quần áo.
  • Thực hiện trong vòng 1-2 tuần để cải thiện các triệu chứng.

4. Dùng lá ngái kết hợp cây thuốc nam

Lá ngái kết hợp với các cây thuốc nam chữa trĩ khác như lá lốt, lá cúc, nghệ tươi giúp tăng hiệu quả điều trị trĩ. Trong lá lốt chứa flavonoid làm giảm kích thước búi trĩ, giảm tình trạng ứ máu ở các tĩnh mạch trực tràng, giúp kiểm soát các triệu chứng của trĩ hiệu quả. Lá cúc giúp làm giảm đau rát, ngứa ngáy, giảm chảy máu, chống nhiễm nhiễm trùng do trĩ gây nên. Nghệ tươi chứa curcumin, đây được coi như kháng sinh tự nhiên có tác dụng khử trùng, chống viêm, giảm sưng đau, phù nề hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100 lá ngái, 50 lá lốt và lá cúc, vài lát nghệ đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Đun sôi các nguyên liệu với 3 lít nước trong lửa nhỏ khoảng 10 phút.
  • Dùng nước thuốc lá ngái xông hơi hậu môn sau khi đã bớt nóng.
  • Khi nước nguội đem rửa lại hậu môn lần nữa.
  • Thực hiện trong 1 tháng để đạt hiệu quả.

5. Ngâm rửa hậu môn bằng nước lá ngái

Ngâm rửa trực tiếp hậu môn bằng nước đun lá ngái cũng có tác dụng cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể kết hợp cùng các loại dược liệu có tính kháng viêm, kháng khuẩn khác như lá lốt, nghệ tươi, lá cúc tần để tăng thêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đem lá ngái rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút.
  • Có thể thêm các dược liệu khác như lá cúc tần, lá lốt nghệ để tăng hiệu quả.
  • Đổ nước ra chậu để nguội và tiến hành ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút.
  • Dùng bã dược liệu rửa lại hậu môn.
  • Sau khi rửa xong lau khô hậu môn trước khi mặc quần áo.

III - Nên lưu ý điều gì khi chữa bệnh trĩ bằng lá ngái tại nhà?

Tương tự như các phương pháp dân gian trị bệnh trĩ khác, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Cây ngái gần giống với cây sung nên phần phải chọn đúng trước khi sử dụng, mặc dù dùng lá sung chữa bệnh trĩ cũng là một cách được dân gian sử dụng.
  • Trong nhựa cây ngái có chứa độc tố nên nếu dùng lá ngái qua đường uống cần sao vàng hạ thổ để giảm độc tính.
  • Nên chọn lá già vừa phải, không già quá, cũng không chọn lá quá non.
  • Việc sử dụng lá ngái để trị bệnh cần trĩ cần kiên trì trong thời gian dài mới có hiệu quả. Và tùy cơ địa mỗi người sẽ có hiệu quả khác nhau.
  • Mặc dù là dược liệu tuy nhiên lá ngái chứa độc tố vì vậy phụ nữ mang thai và hoặc phụ nữ bị trĩ sau sinh, đang nuôi con nhỏ không nên dùng.

Trên đây là hướng dẫn 5 cách dùng cây ngái để trị bệnh trĩ tại nhà. Hy vọng sẽ giúp bạn cải thiện được phần nào tình trạng bệnh.

 

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //