4 điểm khác nhau cơ bản giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng

21-03-2024 22:31:23

Bạn bị nghẹt mũi rất khó chịu nhưng không biết tình trạng này là do viêm xoang hay viêm mũi dị ứng? Tìm hiểu ngay một số dấu hiệu phân biệt 2 căn bệnh này để điều trị phù hợp.

Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng thường bị nhầm lẫn. Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của hai căn bệnh này sẽ giúp việc phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả hơn, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên nhân viêm xoang và viêm mũi dị ứng khác nhau

Cả viêm xoang và viêm mũi dị ứng đều gây nghẹt mũi, nhưng 2 căn bệnh này do những nguyên nhân khác nhau.

Với viêm mũi dị ứng

Hốc mũi và xoang sẽ sưng lên khi bị dị ứng vì đang cố gắng loại bỏ chất gây dị ứng. Những chất này có thể là phấn hoa, nấm mốc, bụi, lông vật nuôi…

Viêm mũi dị ứng làm tăng nguy cơ viêm xoang. Bởi vì bên trong mũi và xoang thường bị sưng lên khi hít phải chất gây dị ứng.

Viêm mũi dị ứng khiến tình trạng hốc mũi và xoang sưng lên

Với viêm xoang

Bệnh thường tiến triển từ dị ứng hoặc cảm lạnh. Đôi khi nguyên nhân là do vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Khi bị dị ứng hoặc cảm lạnh, mũi và xoang sẽ bị viêm và sưng lên. Tình trạng viêm khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn, nhưng hốc mũi và xoang bị sưng khiến dịch nhầy khó thoát ra ngoài, tích tụ lại gây nhiễm trùng, đau vùng mũi và nặng mặt.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang có nhiều triệu chứng tương đồng nên thường bị nhầm lẫn.

Ngoài triệu chứng chung là nghẹt mũi, hai căn bệnh này có nhiều dấu hiệu khác biệt.

Viêm mũi dị ứng

  • Chảy nước mũi và hắt hơi
  • Chảy nước mắt hoặc ngứa mắt
  • Khò khè

Viêm xoang

  • Dịch mũi đặc và có màu trắng đục hoặc xanh
  • Cảm giác đau, sưng quanh trán, mắt và má
  • Nhức đầu hoặc đau răng
  • Chảy nước mũi sau (chất nhầy chảy từ mũi sau xuống cổ họng)
  • Hơi thở hôi
  • Ho và đau họng
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ

Thời gian xuất hiệu các triệu chứng

Viêm mũi dị ứng

Bắt đầu cảm thấy các triệu chứng ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Các triệu chứng vẫn tiếp diễn nếu tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân đó.

Dị ứng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng cũng có thể xuất hiện “theo mùa” – nghĩa là chỉ xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa thu. Có những trường hợp bị dị ứng quanh năm, ví dụ như khi bị dị ứng với nấm mốc hoặc vật nuôi.

Viêm xoang

Các triệu chứng thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng ho và nghẹt mũi có thể vẫn tiếp diễn khoảng 2 tuần, trong khi các triệu chứng cảm lạnh khác đã khỏi.

Dựa vào thời gian cũng phân biệt được viêm xoang cấp tính hay mạn tính. Viêm xoang cấp tính là khi các triệu chứng kéo dài dưới 4 tuần. Nếu tình trạng này kéo dài từ 3 tháng trở lên thì là viêm xoang mạn tính.

Dựa vào thời gian có thể phân biệt viêm xoang hay viêm mũi dị ứng

Cách điều trị riêng cho viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng

Thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamin là những phương pháp điều trị phổ biến nhất. Những loại thuốc này giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và ngứa mũi.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng corticosteroid, thuốc giảm viêm.

Nếu bị dị ứng theo mùa hoặc suốt cả năm, thì cần biện pháp lâu dài hơn. Ví dụ như dùng thuốc dị ứng trước mùa xuân (thời điểm dễ bị dị ứng) hoặc tiêm phòng dị ứng khoảng 3-5 năm.

Tiêm phòng dị ứng cũng tương tự như tiêm vắc xin. Khi tiêm một lượng nhỏ bất cứ thứ gì gây ra phản ứng dị ứng, cơ thể sẽ phát triển một khả năng miễn dịch và sẽ ngày càng ít phản ứng hơn với tác nhân gây dị ứng.

Viêm xoang

Đối với viêm xoang, thuốc kháng histamine cũng có thể có tác dụng. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc xịt thông mũi, nhưng chỉ nên sử dụng trong 3-4 ngày. Nếu dùng trong thời gian dài, các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn, và bạn cần phải dùng nhiều thuốc xịt thông mũi hơn.

Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid cũng thường được sử dụng để giảm viêm và sưng hốc mũi.

Nếu viêm xoang là do vi khuẩn, người bệnh cần dùng một đợt thuốc kháng sinh để điều trị. Thông thường, không nên sử dụng thuốc kháng sinh trừ khi các triệu chứng đã kéo dài hơn 7-10 ngày.

Có thể dùng sản phẩm xịt mũi để giảm nghẹt mũi do viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Các biện pháp điều trị chung cho viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Chườm ấm

Đắp khăn ấm và ẩm lên vùng mũi xoang nhiều lần trong ngày giúp làm loãng dịch nhầy trong hốc xoang. Nhờ đó, dịch nhầy sẽ thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, hơi ấm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng mũi xoang, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy, giảm khô niêm mạc mũi.

Xông hơi

Xông hơi mũi khoảng 2-4 lần mỗi ngày cũng là biện pháp giúp giảm nghẹt mũi, thông xoang mũi nhanh chóng.

Xịt mũi

Để giúp thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính, bạn có thể sử dụng ngay dung dịch xịt mũi xoang thảo dược (ví dụ như Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc).

Chỉ cần xịt 1-2 nhịp/lần mỗi bên mũi, khoảng 3-4 lần/ngày, tình trạng nghẹt mũi sẽ được cải thiện.

Dùng thuốc xoang Đông y

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang thường là bệnh mạn tính, do vậy, xu hướng mới được nhiều người lựa chọn là sử dụng thuốc Đông y do đặc tính an toàn, ít hoặc không có tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.

Thuốc xoang Đông y với thành phần gồm các vị thuốc như Thương nhĩ tử, Hoàng kỳ, Phòng phong, Tân di hoa, Bạch truật, Bạc hà, Kim ngân hoa, Bạch chỉ… giúp tiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.

Thuốc xoang Đông y dạng viên nén (ví dụ như Thuốc Xoang Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang có thể tham khảo sử dụng.

Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất

Công dụng
Hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.

Thuốc Xoang Nhất Nhất

Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi

Chỉ định:
Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.

 

Nguyễn Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //