3 cách trị bệnh trĩ bằng cây bình bát ngay tại nhà hiệu quả

27-06-2023 17:26:37

Cây bình bát hay còn tên gọi khác là cây na xiêm, trái cây ăn quả được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới và đặc biệt cây còn được sử dụng để làm thuốc điều trị. Để có thể trị bệnh trĩ bằng cây bình bát, người bệnh cần hiểu rõ thành phần và áp dụng đúng cách thực hiện để mang lại hiệu quả tại nhà.

I - Công dụng của lá cây bình bát trong điều trị bệnh trĩ

Đối với y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra và chứng minh được rằng, cây bình bát mang lại một số công dụng như:

  • Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm và gây ức chế tới một số loại nấm gây hại như trichophyton Mentagrophytes, candida, dễ dẫn tới nhiễm trùng hệ hô hấp.
  • Đối với thành phần từ vỏ, thân, rễ, hạt từ loại cây này sẽ có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư trong đó có ung thư phổi, kết tràng, hầu mũi và bạch cầu.

Sau quá trình nghiên cứu, trong lá cây bình bát có chứa có sự xuất hiện của một vài nhóm chất điển hình như flavonoid, saponin tổng, carotene, tocopherol, polyphenol... Cùng với đó là khả năng chống oxy hóa từ chiết xuất ethanol từ lá già của cây.

Đối với bệnh trĩ mà nói các tinh chất trong loại cây này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, có tính chống oxy hóa tốt, điều này sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh.

Trong nền y học cổ truyền, lá cây bình bát được coi là loại dược liệu thiên nhiên, an toàn lành tính mang lại một số tác dụng như:

  • Chống viêm, kháng khuẩn có tính sát khuẩn hiệu quả.
  • Tác động tới hệ tiêu hóa giúp nhuận tràng, tăng cường thần kinh chống trầm cảm, an thần tốt.
  • Có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, hỗ trợ cải thiện tốt hệ bài tiết.

Ngoài ra, cây bình bát còn có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như tiêu chảy, tiểu đường, mẩn ngứa, bướu cổ…

II - Cách trị bệnh trĩ bằng lá cây bình bát dễ làm tại nhà

1. Xông trực tiếp bằng lá bình bát

Trong y học cổ truyền, đối với bài thuốc dân gian xưa thì cây bình bát có tác dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm còn đối với thân cây thì mang lại công dụng trong việc điều trị bệnh trĩ và bệnh lao phổi.

Không chỉ vậy, lá bình bát còn được dân gian dùng để xông trực tiếp lên các búi trĩ, giúp các búi trĩ được teo lại với các bước như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 250g lá cây bình bát, sau đó đen đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn (Chú ý, người bệnh nên sử dụng lá bình bát của cây thân gỗ).
  • Đun sôi lá bình bát với nước trong khoảng 10 phút. Khi đã đủ thời gian, tắt bếp và đổ nước ra chậu, pha thêm một ít nước để tránh nước bình bát quá nóng.
  • Xông vùng trĩ cho đến khi không còn hơi nóng bốc lên, (xông hơn là để cho vùng trí tiếp xúc trực tiếp với hơi nước đun nóng của cây bình bát, không tiếp xúc với nước).
  • Mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 lần sáng, tối nếu không có thời gian có thể thực hiện 1 lần/ngày, tốt nhất nên vào buổi tối.

2. Bài thuốc uống từ lá bình bát

Người bệnh phải đối mặt với tình trạng trĩ đi ngoài ra máu có thể áp dụng bài thuốc từ lá bình bát, cụ thể có thể áp dụng theo cách sau:

  • Chuẩn bị 50g lá bình bát, 30g rau diếp cá, 5g hoa mào gà, 5g xơ mướp. Khi đã chuẩn xong đem các loại đi rửa sạch với nước để đảm bảo không còn sâu bọ, bụi bẩn bám vào.
  • Sau đó, đem tất cả đun chung với nước, để nước sôi một lúc cho các tinh chất được tiết ra hết.
  • Chắt lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần để cải thiện bệnh.

3. Nấu canh rau bình bát trị táo bón & trĩ

Dùng bình bát dây để nấu canh là cách cải thiện táo bón, ngăn trĩ xuất hiện, thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị rau bình bát, rau dền, rau sam mỗi loại khoảng 50g. Người bệnh có thể chuẩn bị thêm cua để nấu cùng giúp tăng khẩu vị cho món ăn.
  • Đem rau đi rửa sạch và ngâm muối để loại bỏ đất và bụi bẩn, để ráo nước.
  • Đun nước đến khi sôi sau đó đó đổ cùng lúc 3 loại rau vào nấu, nêm nếm gia vị cho phù hợp với khẩu vị.
  • Mỗi tuần nên ăn 1 - 2 bữa để tránh gây nhàm chán, kiên trì thực hiện sẽ thấy được hiệu quả thực sự.

III - Một số cây thảo dược trị trĩ thay thế bình bát

Ngoài cây bình bát, thì dân gian xưa cũng sử dụng một số loại thảo dược khác để có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

1. Lá trầu không

Lá trầu đã không còn xa lạ đối với người dân Việt, nó có ý nghĩa trong thơ ca Việt Nam, dùng để bày lễ, sự kiện cưới hỏi… Và đặc biệt nó có thể dùng để cải thiện một số bệnh.

Lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, có chứa nhiều chất kháng viêm, chống oxi hóa và giảm đau rất hiệu quả. Nhờ đó mà dân gian đã áp dụng công thức dưới đây để có thể hỗ trợ người bệnh trĩ cải thiện bệnh một cách hiệu quả.

  • Dùng 50g lá trầu tươi, sau đó rửa sạch từng lá để làm sạch bụi bẩn bám vào trong.
  • Đun lá trầu với khoảng 1 lít nước, để sôi khoảng 10 phút.
  • Sau đó, đổ phần nước trầu ra chậu và hòa với nước ấm, ngâm trực tiếp vị trí trĩ từ 5 - 10 phút.
  • Thực hiện đều đặn trước khi đi ngủ hoặc muốn hiệu quả nhanh hơn thì thực hiện cả vào buổi sáng.

2. Cây lưỡi hổ (hổ vĩ)

Loại cây này được sử dụng để trang trí và làm cảnh trong nhà, vườn trong nhiều gia đình. Để dùng cây lưỡi hổ cải thiện bệnh, cần thực hiện theo các bước sau:

  • Lấy tầm 2 - 3 lá lưỡi hổ rửa sạch với nước rồi đem cắt nhỏ.
  • Đổ vào nồi hoặc vào ấm, đun sôi với khoảng 1 lít nước, sau khi đổ phần nước này ra, hòa tan với nước lạnh để cho nước được ấm hơn.
  • Ngâm vị trí búi trĩ vào phần nước đã chuẩn bị, sau đó dùng loại khăn mềm để lau khô.
  • Cũng như cách thực hiện với lá trầu, người bệnh có thể thực hiện 1 - 2 lần/ngày tùy thuộc vào thời gian của mỗi người.

3. Cây cỏ thuốc hàn (cỏ lá xoài)

Loại cây này có thể thấy mọc ở khắp mọi nơi, nhưng cây lại có tính hàn với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn tốt, trong đó điều trị bệnh trĩ cũng là một phương pháp hiệu quả.

  • Lấy 1 nắm lá cây cỏ, ướng lượng khoảng 20g, sau đó đem đi rửa sạch.
  • Đem đi giã hoặc xay, chắt lấy phần nước cốt, sau đó thêm một chút muối rồi uống trực tiếp.
  • Mỗi ngày uống 1 lần, sẽ cảm nhận thấy giảm bớt được tình trạng ngứa vùng hậu môn.

Lưu ý: Đối với cách này, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người có kiến thức chuyên môn trước khi sử dụng.

IV - Dùng cây bình bát trị bệnh trĩ cần lưu ý điều gì?

Cây bình bát là loại cây có chứa độc tố, tuy nhiên, chỉ cần người dùng cẩn trọng và lưu ý tới những vấn đề dưới đây sẽ không còn đáng lo ngại.

  • Không để nhựa cây bắn vào mắt.
  • Tránh để nhựa cây tiếp xúc với da vì dễ khiến da có nguy cơ bị kích ứng, gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Nên biết rằng, áp dụng những phương pháp từ thiên nhiên người bệnh cần có tính kiên trì.
  • Trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến từ bác sĩ.
  • Dùng cây bình bát chữa trị tại nhà chỉ có thể điều trị trong những trường hợp nhẹ, chỉ có tác dụng hỗ trợ thuốc điều trị.
  • Nên sử dụng vừa phải, tránh lạm dụng thực hiện thường xuyên.

Với 3 cách chữa bệnh trĩ bằng cây bình bát tại nhà ở trên, hay với bất kỳ cách chữa bằng loại thảo dược thiên nhiên nào, người bệnh cũng nên kết hợp cùng với phác đồ điều trị mà bác sĩ hướng dẫn. Để từ đó, sẽ tăng hiệu quả điều trị và phòng bệnh trĩ tiến triển nặng.

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //