3 Cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả

01-03-2023 06:38:03

Lá trầu không là một trong những vị thuốc dân gian từ lâu đã được rất nhiều người bệnh dạ dày áp dụng, giúp giảm đau, tiêu viêm. Vậy chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có thực sự đem lại hiệu quả và nên sử dụng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

I - Cơ chế chữa đau dạ dày của lá trầu không như thế nào?

Trong Đông dược, lá trầu không mang tính cay & nóng nên sẽ cho khả năng sát khuẩn rất tốt, đồng thời sẽ giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày. Không những thế, do tính cay nóng sẽ khiến các cơ vòng hoạt động mạnh hơn, từ đó tăng hiệu suất co bóp và tiêu hóa, bảo vệ dạ dày.

Bên cạnh đó, khi phân tích theo thành phần hóa học, trong lá trầu không chứa các hoạt chất rất có lợi trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày như:

  • Tanin: Giúp phục hồi và làm lành những tổn thương do viêm loét dạ dày gây ra.
  • Betel-phenol: Tăng cường khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ sản sinh chất nhầy dịch vị
  • Các vitamin và khoáng chất: Hạn chế axit dạ dày

II - Những cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không phổ biến

Người bệnh có thể áp dụng 3 cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không phổ biến và rất đơn giản sau đây:

1. Mẹo uống nước lá trầu không chữa đau dạ dày

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không 4 - 6 lá.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá trầu không và đợi ráo nước
  • Cách 1: Vò nát lá, hãm với nước lọc, sau đó chắt lấy nước uống.
  • Cách 2: Đun sôi lá khoảng 5 phút rồi lấy nước uống.
  • Uống sau ăn 1 giờ, người bệnh nên duy trì uống trong khoảng 1 tháng.

2. Nhai lá trầu không điều trị đau dạ dày

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không 3 - 4 lá.

Cách làm:

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo.
  • Nhai kỹ trực tiếp và nuốt.
  • Người bệnh nên ăn mỗi ngày và duy trì trong khoảng 1 tháng.

3. Đắp lá trầu không lên bụng giảm đau dạ dày

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không khoảng 10 lá.

Cách làm:

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo.
  • Đem lá xay nhuyễn với một chút muối.
  • Đem hỗn hợp này đắp lên bụng trong khoảng 15 - 20 phút, vừa đắp vừa massage bụng nhẹ nhàng.
  • Người bệnh nên đắp khoảng 2 - 3 lần/tuần.

III - Những lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh dạ dày

Khi dùng lá trầu không chữa bệnh dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Kết hợp cả chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng giảm tiết axit. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm gây hại, tạo áp lực cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn.
  • Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá.
  • Ăn đúng giờ, ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ.
  • Áp dụng một chế độ sinh hoạt lành lạnh, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không để bản thân rơi vào căng thẳng, stress kéo dài, không thức khuya, thường xuyên rèn luyện tập thể dục thể thao.

Bên cạnh đó, việc chữa bệnh đau dạ dày bằng lá trầu không tuy đơn giản, dễ thực hiện lại chi phí thấp nhưng yêu cầu người bệnh phải thực sự kiên trì và hiệu quả cũng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Thông thường, cách chữa này chỉ có tác dụng trong các trường hợp đau, viêm loét dạ dày nhẹ.

Trong các trường hợp người bệnh bị viêm loét, đau dạ dày nặng, tái đi tái lại nhiều lần, việc áp dụng cách chữa bằng lá trầu không này sẽ không thể đem lại hiệu quả cao. Khi này, người bệnh nên đi thăm khám và sử dụng các sản phẩm chuyên biệt dành cho bệnh dạ dày để giúp khắc phục bệnh triệt để cũng như hạn chế được tối đa nguy cơ tái phát.

 

Ds Thúy Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //