11 loại rau mát gan thanh nhiệt hiệu quả
Bạn có biết có những loại rau làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày lại có tác dụng mát gan không? Thực phẩm lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể giải độc, mát gan. Chúng ta có thể tham khảo các loại rau mát gan thanh nhiệt phù hợp dưới đây để giúp gan khỏe mạnh, tăng cường khả năng
1. Bắp cải
Đây là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn hằng ngày nhưng ít ai biết rằng đây được coi là “thần dược” hiệu nghiệm đối với bệnh gan nóng.
Hàm lượng enzim dồi dào, vitamin, khoáng chất trong rau bắp cải giúp đào thải tốt các độc tố cho gan. Đồng thời loại rau này cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch và có lợi cho người bị tiểu đường.
Bắp cải xanh có thể chế biến như luộc, các món hấp cùng nguyên liệu khác hoặc làm sinh tố xanh siêu thực phẩm cũng có tác dụng làm mát gan, thải độc rất tốt.
2. Rau diếp cá
Diếp cá có vị chua, tính mát cùng nhiều thành phần dinh dưỡng tốt nên được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc y học dân gian với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đây là một loại rau có tính mát và tốt cho cơ thể giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Hoạt chất quercetin và isoquercitrin trong diếp cá giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt.
Đặc biệt với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh rất tốt trong điều trị mụn, giảm sưng mau chóng. Thường xuyên dùng diếp cá sẽ là cách hay, đơn giản giúp bạn có được làn da sáng đẹp.
Các bạn có thể dùng diếp cá để ăn kèm các món rau thường ngày, xay sinh tố lấy nước uống, thêm vào món thịt hay chả viên.
3. Rau dền
Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất dùng rất tốt giúp thanh nhiệt, mát gan, thanh lọc độc tố nhờ chứa nhiều sterol và một số acid béo không no.
Rau dền có nhiều loại và thường có nhiều vào mùa hè. Chúng ta có thể nấu canh, xào, luộc ăn hay ép lấy nước uống đều rất tốt vừa giúp gan khỏe lại đỡ bị mụn nhọt, mẩn ngứa.
4. Rau muống
Một loại rau cực kỳ thông dụng đối với nhiều gia đình người Việt nhưng ít ai biết được nó được coi là “bạn thân” của gan.
Trong Đông y, rau muống có những đặc điểm như có vị ngọt, tính mát nên khi ăn vào có công dụng thanh nhiệt cơ thể, mát gan và đào thải độc tố. Vì vậy đối với những người gặp các vấn đề về gan, nên tích cực ăn rau muống giúp phục hồi “sức khỏe” của gan khá hiệu quả.
Chúng ta có thể xào luộc rau muống hoặc nấu canh cùng các nguyên liệu khác đều ăn rất ngon cho hiệu quả cao.
5. Rau ngót
Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt, khoáng chất dồi dào có công dụng giảm độc, thanh lọc cơ thể tốt. Nhờ vậy mà chúng giúp thanh lọc cơ thể, làm mát nội tạng, ngăn ngừa mụn nhọt nóng trong.
Trong rau ngót chứa nhiều vitamin C tự nhiên giúp nuôi dưỡng và chăm sóc da hiệu quả, đẩy lùi nám sạm cho da dẻ mịn màng, khỏe đẹp.
6. Rau má
Trong y học cổ truyền, rau má có tính mát, vị hơi đắng, có công dụng nổi bật là làm mát cơ thể rất tốt, lợi tiểu, tốt cho thị lực, trí nhớ.
Với đặc tính trên rau được coi như một loại dược liệu hỗ trợ chữa trị các bệnh về gan như nóng gan, viêm gan, làm mát gan. Người bị mụn nhọt, rôm sảy nhiều dùng rau má thường xuyên sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Rau má là loại rau rất dễ tìm, bạn có thể dễ dàng mua được loại nguyên liệu này ngoài chợ tận dụng để chế biến thành các món ăn, nấu canh cùng với thịt. Hoặc đơn giản hơn hãy ép hoặc giã lấy nước uống hằng ngày giải nhiệt cơ thể, thanh nhiệt, giảm mụn nhọt, rôm sảy rất tốt.
7. Rau mồng tơi
Mồng tơi được ví như “thứ rau vua” nhất là khi vào những ngày hè nóng nực. Theo Đông y, đây là loại rau có tính hàn, vị rau chua, lành tính không chỉ là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng mà còn là loại rau mát gan rất tốt cho quá trình thải độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, trị mụn nhọt hiệu quả.
Mồng tơi có nhiều cách chế biến thành những món ăn ngon như: canh rau đay mồng tơi nấu với cua; nấu mồng tơi với tôm nghêu; mồng tơi xào với tỏi, thịt bò.
Những người đang bị tiêu chảy, đi tiêu lỏng không nên ăn mồng tơi nhiều vì sẽ ngày càng làm nặng thêm triệu chứng. Người bị bệnh thận, dạ dày cũng nên hạn chế ăn rau mồng tơi.
8. Rau cần tây
Cần tây là một loại rau đơn giản, nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo Đông y, cần tây có vị ngọt đắng, tính mát giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, rất tốt cho quá trình đào thải độc tố ở gan.
Chúng ta có thể dùng cần tây để chế biến các món ăn thường ngày hoặc ép lấy nước uống, rau khô sắc lấy nước uống. Người bị viêm gan cấp và mạn tính kiên trì dùng đều đặn giúp khôi phục chức năng gan hiệu quả.
9. Rau mã đề
Nhiều người đã sử dụng cây thuốc nam quen thuộc này như một thức uống hằng ngày thay cho nước lọc.
Là một loại thảo dược vị ngọt, tính lạnh cây mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong đó nổi bật là tác dụng bình can mát gan, thanh nhiệt, lợi tiểu. Người bị viêm gan cấp và mạn tính dùng để sắc uống rất tốt.
Đồng thời với tính kháng viêm, dùng nước mã đề hoặc lá mã đề xay nhuyễn chữa mụn nhọt rất tốt.
Chúng ta có thể dùng mã đề hằng ngày bằng cách hãm trà, sắc thuốc để uống. Uống tốt nhất vào buổi sáng, nửa tiếng sau khi ăn.
10. Súp lơ xanh
Hay còn được gọi là bông cải xanh, giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa. Đặc biệt sulforaphane có trong loại rau này cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, thải độc cho gan, ngăn cản sự phát triển các khối u.
Súp lơ xanh thái nhỏ luộc ăn hoặc hấp chín tới là ngon nhất. Mỗi tuần nên bổ sung loại rau này từ 3 - 5 lần giúp giải độc tố cho cơ thể rất tốt.
11. Rau bina
Rau bina là loại rau giàu giá trị dinh dưỡng và xét về tổng thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhất là glutathione có trong loại rau này có khả năng hỗ trợ rất tốt thúc đẩy các men gan giải độc. Thêm nữa, rau bina có chứa chlorophylls cao giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố tích tụ trong máu.
Trên đây là những loại rau đơn giản, dễ kiếm. Mọi người nên bổ sung rau mát gan đều đặn vào thực đơn hằng ngày để luôn đảm bảo cho gan khỏe mạnh duy trì chức năng tốt, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.