Vinmart, Circle K và 7-Eleven: Đâu là "điểm sáng" trong kinh doanh cửa hàng tiện lợi

06-06-2017 06:48:13

Cửa hàng tiện lợi là mô hình kinh doanh được nhiều người biết tới vì sự thuận tiện mà chúng mang tới cho người dùng.

Cửa hàng tiện lợi với thiết kế đơn giản nhằm mang tới những gì tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay, ở Việt Nam loại hình kinh doanh này được nhiều người biết tới thông qua các thương hiệu nổi tiếng: Vinmart, Circle K và sắp tới là 7-Eleven. "Kẻ tám lạng người nửa cân" là câu nói đúng nhất khi so sánh 3 thương hiệu này.

Ưu điểm của cửa hàng tiện lợi

- Vinmart

+ Đặt xen kẽ ở khu dân cư, rải rác ở khắp các phố nhỏ, ngõ nhỏ của các khu vực dân cư trong các thành phố lớn, giúp việc mua sắm của khách hàng dễ dàng và thuận tiện hơn.

Vinmart là một trong những mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi thành công tại Việt Nam. Ảnh: Tiêu dùng Plus

+ Bên cạnh những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống đời thường, Vinmart còn cung cấp thực phẩm tươi: rau, củ, quả ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm soát chặt chẽ theo quy trình chung của toàn hệ thống, với chất lượng và giá cả hợp lý.

+ Những chương trình giảm giá được Vinmart đưa ra nhằm mang tới sự hài lòng cho khách hàng. Đồng thời giúp cho thương hiệu tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu khác.

- Circle K

+ Cũng như Vimart, Circle K nằm xen kẽ trong khu vực dân cư khiến việc mua sắm của người tiêu dùng dễ dàng hơn.

+ Những mặt hàng ở đây được bày bán khá đa dạng giúp khách hàng có nhiều chọn lựa hơn khi sử dụng.

+ Đây là cửa hàng tiện lợi chuyên cung cấp những vật dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, còn có những món đồ ăn nhanh phục vụ cho thị hiếu của lớp trẻ.

Cửa hàng tiện lợi Cirle K được phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Ảnh: Kênh 14

+ Thiết kế khu trưng bày năng động, trẻ trung khiến người tiêu dùng cảm thấy thoải mái khi đặt chân tới.

+ Có một khoảng không gian riêng để phục vụ những người muốn thưởng thức đồ ăn ngay tại chỗ.

- 7-Eleven

+ Tuy chỉ sắp xuất hiện tại Việt Nam nhưng thành công mà 7-Eleven đã đạt được trước đây khiến các thương hiệu khác phải "dè chừng". Nơi này là tích hợpcủa một cửa hàng bách hóa gồm: nhà hàng, tiệm photo, ATM, sạp báo.

+ Có không gian riêng cho khách hàng thưởng thức đồ ăn, nơi này được thiết kế đẹp mắt nhằm mang tới cảm giác thoải mái cho người dùng.

+ Thiết kế tươi trẻ phù hợp với nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi khiến nơi này được ví như một phần cuộc sống của Châu Á.

Mô hình cửa hàng tiện lợi cao cấp 7-Eleven sắp "đặt chân" tới Việt Nam. Ảnh: VnEpress

+ Sáng tạo ra một món đồ uống riêng, đây chính là đặc trưng của cửa hàng mình đó là nước uống Slurpee - sau này trở thành biểu tượng của chuỗi cửa hàng này.

Nhược điểm của chuỗi cửa hàng tiện lợi

+ Với cả Vinmart và Circle K đều có điểm trừ chung chính là giá cả. Phần lớn những mặt hàng được bày bán bên trong mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi thường có giá cao hơn thông thường. 

+ Không bày bán nhiều thực phẩm tươi sống trong khi đây lại là món hàng ưa thích của người tiêu dùng Việt. Nếu có cũng chỉ dừng lại ở rau của quả và tất nhiên giá cả của chúng cao hơn ngoài chợ khá nhiều.

+ Một điểm trừ nữa mà cả hai thương hiệu này mắc phải chính là khâu quản lý tài sản riêng của khác hàng. Vì đặt xen kẽ trong khu dân cư nên khi khách hàng tới thường phải tự bảo quản phương tiện cá nhân chứ không có người giữ hộ.

- Với 7-Eleven

+ Du nhập vào muôn hơn so với Circle K và Vinmart nên thường sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức.

+ Vì "tới muộn" nên 7 - Eleven cần tự khẳng định thương hiệu cho mình trong thời gian ngắn nhất.

+ Là mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi mới nên người Việt có thể chưa quen.

+ Được đầu tư kĩ lưỡng nhưng người Việt thường hay mua những gói hàng nhỏ lẻ, do đó vẫn còn gắn liền với các cửa hàng truyền thống và chợ. Khi đi mua sắm tại các đại siêu thị và siêu thị hành vi mua hàng của họ cũng tương tự như vậy, nghĩa là tần suất đi mua khá thường xuyên nhưng lượng mua lại không được nhiều.

Nguyễn Quỳnh (T/H)
Theo Đời sống Plus //