Viêm xoang có gây ho không: câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên!

13-10-2023 14:41:31

Nhiều người bị ho kéo dài và nghi ngờ do viêm xoang mãn tính. Vậy, viêm xoang có gây ho không? Làm sao để giảm ho do viêm xoang?

Viêm xoang có gây ho không, làm sao để trị ho

Viêm xoang có gây ho không? 

Câu trả lời là có. Thủ phạm chính là do chảy dịch mũi sau. 

Chảy dịch mũi sau là gì?

Các tuyến trong cổ họng, đường thở, mũi tiết ra chất nhầy giúp giữ ẩm cho lớp lót bên trong các cơ quan này. Đồng thời, dịch nhầy sẽ giúp bảo vệ các cơ quan, chống lại những tác nhân gây hại khác như virus, vi khuẩn, bụi bẩn… 
 
Trên thực tế, các nhà khoa học ước tính mũi tạo ra khoảng một lít chất nhầy mỗi ngày. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không nhận thấy dịch nhầy tiết ra ở mũi và xoang vì nó chảy xuống phía sau cổ họng, trộn với nước bọt và sau đó di chuyển xuống họng. Điều này gọi là chảy dịch mũi sau hoặc chảy mũi sau. Chúng ta nuốt dịch nhầy trong suốt cả ngày mà không có ý thức về những gì đang xảy ra. 
 
Nếu dịch nhầy được tiết ra quá nhiều do nhiễm trùng, thì chúng ta sẽ cảm nhận được. Dịch nhầy mũi xoang tiết ra nhiều sẽ dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi, chảy xuống cổ họng gây ngứa họng, kích ứng họng và ho. 
Chảy dịch mũi sau do viêm xoang gây ho kéo dài

Nguyên nhân gây chảy dịch mũi sau

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy dịch mũi sau, như:
 
• Cảm lạnh
• Dị ứng
• Cúm
• Viêm xoang
• Một số loại thuốc
• Thời tiết thay đổi
• Thực phẩm (như nguyên liệu cay)
• Các chất kích thích từ môi trường (hóa chất, khói, sản phẩm tẩy rửa…)
 
Trong đó, nguyên nhân phổ biến gây chảy dịch mũi sau là viêm xoang. Nếu xoang bị nhiễm trùng hoặc viêm, lớp lót trong xoang sẽ sản xuất nhiều dịch nhầy nhằm cuốn những tác nhân gây hại ra ngoài. Dịch nhầy sẽ chảy ra mũi sau, chảy xuống cổ họng. 
 
Bạn có thể hắng giọng, xì mũi và ho khạc ra dịch nhầy, nhưng xoang vẫn bị viêm nên dịch nhầy vẫn tiết ra nhiều. Bạn càng ho hoặc hắng giọng, thanh quản càng bị kích thích và ho nhiều hơn nữa, tạo thành một vòng luẩn quẩn. 
 
Ngoài tình trạng ho mãn tính, người bị viêm xoang còn bị khó chịu bởi rất nhiều triệu chứng sau: 
 
• Nghẹt mũi
• Nặng mặt, đau đầu
• Nước mũi đặc, có màu xanh/vàng 
• Sốt, mệt mỏi 
 
Viêm xoang gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, nặng mặt

Viêm xoang gây ho phải điều trị như thế nào?

Nếu triệu chứng khiến bạn khó chịu nhất là ho, thì có thể áp dụng các biện pháp để kiểm soát cơn ho như: 
 
• Súc miệng nước muối 
• Uống chanh mật ong ấm 
• Dùng dung dịch xịt họng thảo dược giảm đau họng, giảm ho 
• Dùng viên ngậm giảm ho 
 
Lưu ý, mặc dù các phương pháp này có thể giúp giảm ho nhưng chúng không tác động đến nguyên nhân gốc rễ của vấn đề: viêm xoang gây chảy dịch quá mức, dẫn đến chảy dịch mũi sau và ho. Do đó, muốn hết ho do chảy dịch mũi sau thì cần điều trị viêm xoang. 
 
Các biện pháp điều trị và giảm triệu chứng viêm xoang gồm:
 
• Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch mũi
• Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy để dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn 
• Dùng thuốc kháng sinh với trường hợp viêm xoang do vi khuẩn 
• Có thể dùng kết hợp thuốc chống viêm, steroid với kháng sinh
• Thuốc kháng histamin sử dụng cho trường hợp viêm xoang do dị ứng 
• Nếu viêm xoang do nấm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng nấm
• Kết hợp dùng xịt thảo dược giảm viêm xoang mũi giúp hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi
• Dùng thuốc Đông y tiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị viêm xoang cấp và mãn tính 
 
Dùng dung dịch xịt mũi xoang thảo dược giúp giảm nghẹt mũi, thông xoang

Viêm xoang gây ho – giải pháp từ Đông y cho viêm xoang cấp và mạn tính 

Đông y có bài thuốc tiêu viêm thông mũi nổi tiếng với các thảo dược như Thương nhĩ tử, Hoàng kỳ, Phòng phong, Tân di hoa, Bạch truật, Bạc hà, Kim ngân hoa, Bạch chỉ… Không chỉ giúp tiêu viêm, thông mũi, bài thuốc còn tác động dần dần vào cơ địa, nhằm tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang, nhằm ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
 
Bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo thành sản phẩm Thuốc Xoang Đông y với công dụng hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
 
Ngoài việc dùng bài thuốc tiêu viêm, thông mũi, người bị viêm xoang cũng nên tham khảo sử dụng dung dịch xịt mũi xoang từ thảo dược nhằm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, từ đó giúp giảm ho do chảy dịch mũi sau. 
 
Thuốc Xoang Đông y và dung dịch Xịt Mũi Xoang Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị ho do viêm xoang có thể tham khảo sử dụng. 
 

Thuốc Thuốc Xoang Nhất Nhất

Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi

Chỉ định: 

Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều dùng: Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên. Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên

Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất

Công dụng: Hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách sử dụng: Xịt 1-2 nhịp/lần mỗi bên mũi, 3-4 lần/ngày

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //