Viêm gan B cấp tính là gì? Triệu chứng và biện pháp điều trị bệnh
Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. Tìm hiểu triệu chứng viêm gan B cấp tính để điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng.
Virus viêm gan B là gì?
MỤC LỤC
Tổng quan về bệnh viêm gan B
Viêm gan B cấp tính là gì?
Triệu chứng viêm gan B cấp tính
Chẩn đoán xác định viêm gan B cấp tính
Điều trị viêm gan B cấp tính
Giải độc gan Đông y - hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính
Tổng quan về bệnh viêm gan B
Virus viêm gan B (HBV) gây bệnh viêm gan ở người, ảnh hưởng đến hơn 2 tỷ người trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 700.000 người tử vong do viêm gan B và các biến chứng của bệnh này.
Virus lây truyền qua máu hoặc dịch cơ thể như vết thương do kim tiêm, xăm mình, xỏ khuyên, quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung hoặc sử dụng lại kim tiêm.
Thai nhi cũng có thể nhiễm virus khi tiếp xúc với dịch cơ thể trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.
Nhiễm trùng do virus viêm gan B gây ra có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Thời gian ủ bệnh dao động từ 30 đến 180 ngày. Virus viêm gan B có thể được phát hiện trong vòng 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Virus viêm gan B gây nhiễm trùng gan ở người
Sự khác nhau giữa viêm gan B cấp tính và mãn tính
Sự khác biệt giữa viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính là thời gian mắc bệnh và phản ứng của cơ thể với virus.
Cấp tính: Bệnh khởi phát và biến mất nhanh chóng. Hầu hết người trưởng thành hồi phục hoàn toàn và sau đó có khả năng miễn dịch đặc hiệu chống lại virus.
Mãn tính: Tình trạng nhiễm trùng diễn ra kéo dài tới hơn 6 tháng và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng, bao gồm xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Cả hai dạng đều gây tổn thương đáng kể tuy nhiên viêm gan mãn tính vẫn nguy hiểm hơn đi tính chất dai dẳng của bệnh.
Viêm gan B cấp tính là gì?
Khi một người bị nhiễm virus viêm gan B lần đầu tiên, nó được gọi là “nhiễm trùng cấp tính” (hay nhiễm trùng mới).
Viêm gan B cấp tính là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong vòng 6 tháng đầu sau khi người bệnh phơi nhiễm với virus HBV. Người nhiễm bệnh có thể truyền virus sang người khác trong thời gian này.
Nhiễm trùng cấp tính thường không có dấu hiệu rõ ràng, nhưng cũng có thể gây ra hàng loạt triệu chứng nghiêm trọng.
Hầu hết các trường hợp viêm gan B cấp tính có thể tự khỏi ở người trưởng thành khỏe mạnh, tạo ra kháng thể đặc hiệu đối với virus gây bệnh.
Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến viêm gan mãn tính, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Xét nghiệm máu sau khi khỏi viêm gan cấp tính 6 tháng cho kết quả không còn sự hiện diện virus trong máu.
Triệu chứng viêm gan B cấp tính
Phần lớn các trường hợp cấp tính không có triệu chứng. Nhiều người thậm chí không biết mình đã từng mắc bệnh.
Nếu có, các triệu chứng điển hình của viêm gan B cấp tính bao gồm:
- Đau bụng, buồn nôn và/hoặc nôn
- Nước tiểu sẫm màu hoặc phân màu đất sét
- Mệt mỏi, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
- Sốt chủ yếu vào chiều tối
- Vàng da, vàng mắt
- Đau khớp
- Mất cảm giác ngon miệng
- Chướng bụng, chán ăn
- Phát ban đỏ ngứa trên da
- Đau tức hạ sườn phải
- Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, diễn ra trong vòng từ 6 tuần tới 6 tháng.
Nếu kéo dài tới hiện 6 tháng, nó được xác định là viêm gan mãn tính.
Triệu chứng viêm gan B cấp tính
Chẩn đoán xác định viêm gan B cấp tính
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định mắc bệnh viêm gan B cấp tính bao gồm:
- Tiền sử: người bệnh có truyền máu hay các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng 4-24 tuần trước khi khởi bệnh.
- Biểu hiện: sốt, nhức đầu, khó chịu, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, vàng da
- Hoặc nồng độ transferase huyết thanh (ALT) tăng cao, lớn hơn 100 đơn vị/L
- Xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu có:
- Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) dương tính
- Kháng thể IgM đối với kháng nguyên lõi viêm gan B (IgM anti-HBc) dương tính.
Điều trị viêm gan B cấp tính
Nếu các triệu chứng xuất hiện rầm rộ và có xu hướng nặng lên, người bệnh cần được nhập viện để được điều trị và theo dõi sức khỏe.
Các phương pháp điều trị chính bao gồm bù đủ nước và điện giải, giải quyết các rối loạn chức năng gan và phục hồi thể trạng cho người bệnh.
Sau khi khỏi bệnh, cơ thể người bệnh sẽ có sẵn kháng thể đặc hiệu ngăn ngừa tái nhiễm virus.
Điều quan trọng sau đó là các biện pháp dinh dưỡng và thay đổi lối sống để phục hồi lại các tổn thương do virus tạo ra trước đó trên gan.
Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà
- Nên ăn các món được chế biến dạng lỏng, dễ tiêu hoá
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho gan
- Hạn chế ăn đồ ăn quá nhiều đạm, chất béo hay dinh dưỡng
- Bổ sung nhiều thực phẩm có hàm lượng chất xơ và vitamin như rau xanh, trái cây...
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
- Hạn chế căng thẳng và nghỉ ngơi nhiều hơn có lợi đối với việc phục hồi tổn thương gan
- Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn 30 phút mỗi ngày
- Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và thuốc lá
- Dùng thuốc giải độc gan Đông y
Giải độc gan Đông y - hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính
Đông y có nhiều bài thuốc được ưa chuộng trong việc thải độc gan, làm mát gan, ức chế tổn thương và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng cho lá gan.
Có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên đã được chứng minh và ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh gan như Nhân trần, Diệp hạ châu, Cam thao, Bạch linh, Phục linh...
Phối hợp các thảo dược này tạo nên bài thuốc gan có tác dụng nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết, thường được dùng trong các trường hợp viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan…
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Gan Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Gan Đông y dạng viên nén (ví dụ Giải Độc Gan Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh gan có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc GIẢI ĐỘC GAN NHẤT NHẤT
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 02/2023/XNQC/YDCT |