Viêm chân răng có mủ uống thuốc gì nhanh khỏi?
Viêm chân răng có mủ có thể dẫn tới tụt lợi, mất răng, thậm chí là đe dọa tới tính mạng nếu không điều trị sớm. Bạn có biết viêm chân răng có mủ uống thuốc gì?
Viêm chân răng có mủ là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng
Viêm chân răng có mủ là gì?
Để biết viêm chân răng uống thuốc gì, trước hết cần hiểu về chân răng và nguyên nhân khiến chân răng bị viêm.
Răng gồm có 3 phần là men răng, ngà răng và tủy răng với men răng là lớp cứng nhất ngoài cùng, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận khác của răng. Bên trong là lớp ngà răng và tủy răng với hệ thống mạch máu và dây thần kinh để nối răng với hệ thần kinh của cơ thể thông qua một lỗ ở đầu chân răng.
Chân răng là phần bình thường ta không nhìn thấy được ở trong miệng, vì chân răng nằm ở trong một hốc xương gọi là xương ổ răng và phần ngoài cùng che phủ xương ổ răng là lợi hay còn gọi là nướu răng.
Viêm chân răng có mủ là tình trạng tủy răng hay nướu răng (lợi) bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng tạo nên ổ áp xe ở vùng cuống răng, xung quanh chân răng hay ở vùng lợi. Nếu không được điều trị kịp thời, chân răng bị viêm có mủ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng, thậm chí ảnh hưởng đến toàn thân, đe dọa tính mạng.
Chân răng là phần nằm trong hốc xương nên bình thường không nhìn thấy được
Nguyên nhân gây viêm chân răng có mủ
Tình trạng viêm chân răng có mủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm quanh răng (hay còn gọi là nha chu viêm) và bệnh tủy răng.
1. Bệnh viêm quanh răng (hay còn gọi là nha chu viêm)
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn còn sót lại ở trong răng, không đi lấy cao răng thường xuyên. Bên cạnh đó còn có những tác động mạnh gây tổn thương nướu răng như đánh răng quá mạnh hoặc xỉa răng bằng tăm và vô tìm đâm vào lợi. Những hành động trên sẽ gây viêm lợi với những triệu chứng như hôi miệng, chảy máu răng, lợi bị sưng, đỏ, che mất một phần thân răng.
Nếu bệnh viêm lợi không được chữa trị kịp thời sẽ khiến lợi bị nhiễm trùng, thức ăn kẹt ở kẽ răng lâu ngày cũng làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Khi đó vùng nướu răng sẽ có hiện tượng áp xe, tạo mủ, xương răng cũng bị tiêu đi và nướu răng sẽ bị tụt xuống làm răng bị lung lay.
Viêm nha chu nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm chân răng có mủ, cần chữa trị kịp thời nếu không sẽ làm tăng nguy cơ mất răng và ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Bệnh tủy răng
Đây là tình trạng tủy răng bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm trùng từ các bộ phận khác của răng lan sang. Khi răng bị sâu, vi khuẩn sẽ phá hủy đi lớp men răng và ngà răng để tấn công trực tiếp vào phần tủy răng. Hoặc có thể tình trạng viêm quanh răng lâu ngày lan xuống cuống răng và gây ảnh hưởng đến tủy răng.
Bệnh tủy răng nếu để lâu ngày sẽ hình thành những ổ áp xe ở vị trí chân răng và cuống răng, tạo những ổ viêm có mủ gây ra các cơn đau và mùi hôi khó chịu.
Bệnh tủy răng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến tủy răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây viêm chân răng có mủ và mất răng. Thậm chí nếu các ổ mủ đó di chuyển vào máu có thể gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân gây viêm chân răng có mủ
Ngoài 2 nguyên nhân chính nêu trên, viêm chân răng có mủ còn có thể xảy ra bởi các nguyên nhân khác như:
- Chấn thương khớp thái dương – hàm (khớp cắn)
- Tác dụng phụ của thuốc
- Răng mọc lệch
- Người mắc bệnh đái tháo đường
- Người bị suy giảm miễn dịch
Triệu chứng của bệnh viêm chân răng có mủ
Khi chân răng bị viêm có mủ, người bệnh thường gặp phải các tình trạng:
- Đau răng: do phần lợi quanh răng bị sưng tấy, đỏ, có mủ, vi khuẩn hoạt động quá mạnh khiến chân răng, thân răng bị tổn thương. Cảm giác đau nhức tăng lên khi ấn tay vào hoặc ăn nhai.
- Sốt cao, sốt kéo dài: do nhiễm trùng khiến lượng bạch cầu trong máu hoạt động mạnh hơn.
- Chảy máu chân răng: do ổ viêm phát triển mạnh.
- Cảm nhận thấy vị đắng: do ổ mủ chân răng tạo nên.
- Nổi hạch ở cổ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Viêm chân răng có mủ gây đau răng, có thể sốt cao
Viêm chân răng có mủ uống thuốc gì?
Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm chân răng mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị như sau:
1. Thuốc kháng sinh
Kháng sinh có tác dụng chống nhiễm trùng, viêm nhiễm trong khoang miệng. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là metronidazole hoặc amoxicillin, tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng amoxicillin cho bệnh nhân dị ứng penicillin. Đồng thời, sử dụng metronidazole thì không được uống rượu bia trong 48 giờ điều trị vì có thể gây tác dụng phụ.
2. Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm làm giảm tình trạng viêm nhiễm chân răng. Các loại thuốc thường được chỉ định gồm ibuprofen, mefenamic, axit meloxicam, diclofenac... Một số loại thuốc chứa corticosteroid cũng có thể được sử dụng trong trường hợp viêm chân răng ở giai đoạn nặng.
3. Các loại thuốc bôi trực tiếp
Thuốc bôi trực tiếp vào vùng lợi bị viêm để giảm sưng tấy, đau nhức chân răng như metrogyl cũng thường được sử dụng khi bị viêm chân răng có mủ.
4. Các dung dịch súc miệng
Một số loại dung dịch súc miệng như chlorhexidine 0,25% hoặc dạng sợi như tetracycline để nhét vào kẽ túi quanh răng cũng thường được bác sĩ kê khi bị viêm chân răng có mủ.
5. Dung dịch xịt răng miệng thảo dược
Ngoài các giải pháp trên, bạn có thể lựa chọn một cách mới trong việc khắc phục tình trạng viêm chân răng có mủ đó là sử dụng xịt răng miệng thảo dược xịt trực tiếp vào vùng chân răng bị viêm. Với các thảo dược tự nhiên kết hợp, dung dịch xịt răng miệng sẽ giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm với tình trạng viêm chân răng có mủ. Tiêu biểu như sản phẩm Xịt Răng Miệng Nhất Nhất của Dược Phẩm Nhất Nhất.
Nhờ vòi xịt dài nên bạn có thể đưa dung dịch vào sâu trong khoang miệng, các răng trong cùng. Để có hiệu quả tối ưu, bạn nên xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng - Đau rát, viêm loét miệng Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |