Viêm amidan có mủ nguy hiểm không, nhận biết và điều trị như thế nào?
Viêm amidan có mủ là tình trạng tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mãn tính tuyến amidan do vi khuẩn. Không điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Viêm amidan có mủ cần được nhận biết và điều trị kịp thời
Viêm amidan có mủ là gì?
Khi vi khuẩn xâm nhập vào họng, vòm mũi họng, hốc mũi các kháng thể được tổ chức Lympho (Amidan, VA) tạo ra “bắt” các vi khuẩn và vô hiệu hóa chúng. Khi đó amidan thường sưng đỏ, đau. Khi phải chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn lặp đi lặp lại nhiều lần tại các khe amidan, mô viêm hoại tử và xác vi khuẩn có màu trắng xám nhỏ bằng nửa hạt cơm, khi đó khi nhìn vào amidan sẽ thấy có các cục mủ, người ta gọi là viêm amidan hốc mủ.
Viêm amidan có mủ là tình trạng viêm amidan thường gặp
Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan có mủ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm amidan có mủ, một số nguyên nhân chính thường gặp bao gồm:
1. Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp
Do amidan nằm ngay vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở, nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, thức ăn nên rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây hại.
2. Không điều trị triệt để viêm amidan cấp tính
Cấu trúc của amidan gồm nhiều hốc, ngăn nên đây là “nơi cư trú” của nhiều loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp và gây viêm cấp tính. Trong các trường hợp chủ quan không điều trị viêm amidan cấp tính triệt để có thể dẫn đến viêm mạn tính và viêm amidan có mủ.
3. Yếu tố môi trường
Thời tiết thất thường, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công những người có sức đề kháng yếu. Người bệnh viêm amidan thông thường cũng có thể trở thành viêm amidan hốc mủ. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và virus có hại được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
4. Lối sống không lành mạnh
Những người có lối sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá; ăn uống không khoa học, thói quen ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, các chất kích thích,… hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng miệng và tổ chức amidan. Về lâu dài, vi khuẩn phát triển mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mãn tính.
Nhiều yếu tố có thể gây nên viêm amidan
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan có mủ
Triệu chứng viêm amidan có mủ có nhiều điểm tương đồng với triệu chứng của bệnh lý khác như ung thư vòm họng. Bởi vậy rất dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh, gây tâm lý lo lắng quá mức và có thể dẫn đến điều trị sai. Để phân biệt được bệnh viêm amidan có mủ, cần để ý các dấu hiệu sau:
1. Những dấu hiệu nhận biết đầu tiên
- Cảm giác đau họng, nuốt vướng
- Nước bọt nhiều hơn
- Có hạch cứng, đau xuất hiện ở vùng cổ hoặc vùng xương hàm
- Có những cơn đau lan từ vùng họng lên tai
- Quan sát thấy amidan có những chấm trắng, vón cục đóng thành khối như bã đậu
- Miệng có mùi hôi khó chịu.
2. Dấu hiệu khi bị viêm amidan có mủ cấp tính
- Sốt cao từ 38.5 độ C trở lên
- Đau ngực, khó thở
- Giọng nói thay đổi, mất tiếng
- Ho có đờm
- Lưỡi trắng
- Amidan sưng to, cản trở đường thở
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
3. Triệu chứng của viêm amidan có mủ mạn tính
- Sốt 38 độ C
- Rát và ngứa cổ họng
- Ho khan và khàn tiếng
- Khó thở, thở khò khè, có dấu hiệu viêm thanh quản
- Ngủ ngáy rất to
Nhận biết viêm amidan có mủ khá đơn giản
Viêm amidan có mủ nguy hiểm không và có lây không?
Viêm amidan có mủ tuy dễ chữa nhưng thường chủ quan không được điều trị kịp thời nên dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
1. Biến chứng viêm amidan đợt cấp
Biến chứng thường gặp của viêm amidan hốc mủ là viêm amidan đợt cấp: Đau họng, rát cổ, nuốt đau; sốt cao 39-40 độ; khàn tiếng; amidan sưng to, đỏ, các khe có mủ kèm với bề mặt amidan có nhiều giả mạc trắng.
2. Biến chứng viêm khớp, viêm van tim
Do cấu tạo của vi khuẩn gây viêm amidan có cấu trúc tương tự cấu tạo của van tim và khớp nên mỗi đợt viêm cơ thể đều tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm amidan nhưng đồng thời kháng thể cũng tấn công niêm mạc van tim và cấu trúc khớp nên gây thoái hóa khớp và biến đổi van tim.
3. Biến chứng viêm thận
Các độc tố do vi khuẩn gây viêm họng khi qua thận làm tổn thương chức năng thận nên viêm amidan thường gây biến chứng nguy hiểm là viêm thận. Biến chứng gây viêm thận thường kéo dài, tiến triển âm ỉ nên ít người quan tâm điều trị dễ dẫn đến suy thận.
4. Biến chứng viêm phế quản, viêm phổi
Do amidan viêm, mủ từ amidan chảy xuống họng vào phổi gây viêm phế quản, viêm phổi. Người bệnh bị ho, sốt cao, khó thở. Trẻ em và người già dễ dẫn đến viêm phổi.
5. Áp xe bao quanh amidan
Khi viêm amidan, vi khuẩn gây viêm tạo mủ bao amidan tạo ra áp xe quanh amidan. Áp xe khiến người bệnh sốt cao, bạch cầu tăng cao, đau họng, ho. Nếu không được điều trị tích cực và dẫn lưu mủ khối áp xe có thể vỡ, mủ chảy vào phổi gây viêm phổi, áp xe phổi, thậm chí nhiễm trùng huyết, tử vong.
May mắn là viêm amidan có mủ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác mặc dù viêm amidan có mủ được xếp vào loại bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus từ ngoài môi trường xâm nhập vào vùng hầu họng.
Nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị viêm amidan có mủ
Các biện pháp điều trị viêm amidan có mủ
Phần lớn trường hợp bệnh viêm amidan có mủ có thể được chữa khỏi đơn giản và không tốn kém bằng việc điều trị nội khoa tích cực bao gồm:
1. Thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng phổ biến đến 80% các trường hợp bị viêm amidan hốc mủ. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây ra sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như: nhóm kháng sinh Beta lactam (Iba mentin, Amoxicillin, Cephalosporin…), nhóm Macrolid (Erythromycin, Roxithromycin, Clarithromycin…).
2. Thuốc chống viêm, giảm đau
Nhóm thuốc này giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng viêm amidan và đồng thời giúp làm dịu các cơn đau rát bên trong cổ họng. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: Alphamostryspin 4,2mg, Prednisolone 5mg…
3. Thuốc giảm ho
Viêm amidan hốc mủ có thể gây ra tình trạng ho có đờm hoặc ho khan. Tùy vào dạng và mức độ ho mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như: Codein, Dextromethorphan, Toplexil, Bromhexin…
4. Sản phẩm xịt họng, súc họng sát khuẩn
Nhóm sản phẩm này giúp tạo cảm giác dễ chịu đồng thời có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Các sản phẩm xịt họng, súc họng sát khuẩn thường an toàn và lành tính nên được ưa chuộng sử dụng.
Ngoài ra, một số các loại thuốc hạ sốt, thuốc giảm phù nề… cũng được bác sĩ kê đơn nếu người bệnh có những triệu chứng này. Trong trường hợp điều trị nội khoa không có kết quả, người bệnh có thể phải thực hiện can thiệp ngoại khoa – mổ amidan.
Mổ amidan can thiệp ngoại khoa với trường hợp bệnh nặng
Lưu ý khi chọn sản phẩm xịt họng thảo dược
Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm xịt họng gắn mác thảo dược, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Cần tìm đến những sản phẩm xịt họng từ thảo dược tiêu biểu như dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Sản phẩm cũng có tác dụng phòng bệnh hiệu quả.
- Công dụng: Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: ngứa họng, ho, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khàn tiếng.
- Liều dùng/Cách dùng: Cứ khi nào thấy ngứa họng, sắp ho thì xịt 2-4 nhịp. Ngày đầu tiên có thể xịt tới 15-20 nhịp nếu cần, sau đó do tác dụng của sản phẩm ho và ngứa họng sẽ giãn cách dần, các ngày sau chỉ cần xịt 3 – 10 lần.
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) để trôi dịch nhày ở họng, nuốt vài ngụm nước ấm rửa họng.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác Hỗ trợ: Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689 Xem thêm về sản phẩm tại đây |