Vì sao phụ nữ mang thai và dễ bị ốm và cách xử lý như nào để an toàn nhất?
Khi mang thai, bà bầu có thể nhận thấy rằng mình dễ bị ốm hơn so với trước đây. Vì sao lại như vậy và biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý ra sao nếu không may bị ốm?
Những phụ nữ mang thai dễ bị ốm, đặc biệt là nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Vì sao bà bầu dễ bị ốm trong thời kỳ mang thai?
Trong thời kỳ mang thai, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cơ thể bị giảm sút do sự thay đổi về chuyển hóa lúc có thai, sự biến đổi lớn về nội tiết và sự biến dạng của cơ thể (bụng to, bị chèn ép, cơ hoành nằm giữa ngực và bụng bị đẩy lên cao...).
Nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người có thai không phải chỉ ở mẹ mà thai nhi trong dạ con cũng có thể bị lây nhiễm do các mầm bệnh hoặc các độc tố của vi khuẩn từ máu mẹ vào thai qua bánh nhau hoặc trực tiếp qua đường âm đạo, cổ dạ con từ dưới đi lên xâm nhập buồng ối. Do đó, khi bà mẹ có thai, nếu bị mắc bệnh do vi khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng đều có thể nặng hơn so với mắc bệnh ngoài thời kỳ thai nghén.
Khi bị nhiễm khuẩn, tình trạng sốt, mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh ở mẹ, tùy từng loại mầm bệnh mà thai có thể bị nhiễm ở các thời kỳ khác nhau.
Đối với hầu hết các virut, do kích thước của các mầm bệnh rất nhỏ nên khi mẹ bị nhiễm thì các virut đó thường qua được nhau để sang thai nhi ở bất kỳ tuổi thai nào. Nếu thai còn quá nhỏ (dưới 12 tuần, trong giai đoạn phôi đang hình thành các bộ phận của cơ thể), một số virut có thể gây dị tật cho thai nhi. Chính vì vậy, người ta khuyên các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mắc bệnh cúm thì không nên giữ thai.
Với các loại vi khuẩn, không phải lúc nào chúng cũng có thể xâm nhập thai vì còn phụ thuộc vào tuổi thai, cấu trúc của rau thai. Thông thường khi tuổi thai còn ít tuần, cấu trúc của các gai nhau còn dày đặc thì hầu hết các loại vi khuẩn không đi qua được. Khi tuổi thai lớn đến gần ngày đẻ thì nhiều loại vi khuẩn có thể qua được nhau để vào thai nhi do cấu trúc của gai nhau thai đã mỏng đi.
Với các loại ký sinh trùng (giun, sán), nếu người mẹ bị nhiễm, việc chuyển mầm bệnh sang cho con có khó khăn hơn so với các loại virut và vi khuẩn. Tùy tình trạng nhiễm bệnh của mẹ mà thai nhi có thể mắc bệnh, có thể bị dị tật, có thể chết lưu. Nếu không thì thai cũng bị suy dinh dưỡng, không phát triển bình thường.
Phụ nữ mang thai có xu hướng dễ bị lạnh hơn những người khác. Điều này hầu như là do hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn khi mang thai. Có thể phải giảm sự đề kháng để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng. Không may thay, điều này khiến phụ nữ có thai dễ mắc bệnh hơn những người khác.
Nếu bạn đang mang thai và bị cảm lạnh, không nên sử dụng bất kì loại thuốc không theo đơn hoặc thuốc ho mà không được kiểm tra bởi bác sĩ.
Hầu hết thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi và thuốc ho không nên sử dụng khi đang mang thai trừ khi được hướng dẫn bởi bác sĩ.
Chúng thường không được thử nghiệm ở phụ nữ mang thai và có tác dụng phụ cho thai nhi. Ở hầu hết các trường hợp, bạn có thể sử dụng Tylenol (acetaminophen) cho đau nhẹ. Phụ nữ nên tránh Advil (ibuprofen) và aspirin khi mang thai trừ khi được hướng dẫn bởi bác sĩ.
Mẹ bầu cần làm gì khi bị ốm lúc mang thai?
Bà bầu cần làm gì nếu bị ốm lúc mang thai?
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Uống nhiều nước sạch, điều này đặc biệt quan trọng khi bạn mang thai
- Sử dụng muối biển xịt hoặc hít hơi nước nóng khi bị nghẹt mũi
- Ăn chế độ ăn cân đối với nhiều hao quả và rau củ
- Uống nước ấm pha mật ong hoặc chanh có thể làm dịu cơn rát họng
- Báo cho bác sĩ nếu triệu chứng của bạn nghiêm trọng hoặc kéo dài trên 1 tuần; bạn có thể đang tiến triển nhiễm trùng thứ phát.
- Thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn mặc, chỗ ở. Ngoài việc giữ vệ sinh chung, phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày.
- Tập thể dục thường xuyên và rửa tay là cách tốt nhất để hạn chế việc bạn có thể mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm. Hầu hét các bác sĩ sẽ kê đơn hoặc khuyến cáo sử dụng vitamin cho phụ nữ mang thai để bổ sung vào chế độ ăn bình thường.
- Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, nhiều bụi bặm, ô nhiễm hoặc có độ nóng, ẩm cao... Nếu trong gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có người bị sốt vì bất cứ nguyên nhân nào cũng cần tránh không cho bà mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với họ. Tốt nhất là cách ly người có bệnh hoặc cách ly bà mẹ có thai hoặc mới đẻ hay đang nuôi con nhỏ không cho tiếp xúc với người đó.
- Khi có thai, bà mẹ phải đi khám thai định kỳ đều đặn. Nếu thấy bị sốt hoặc có bất thường nào trong cơ thể cũng cần đi khám ngay để được phát hiện sớm, nhất là khi địa phương đang có dịch. Bà mẹ được tiêm phòng uốn ván đủ hai mũi khi có thai và phải được uống thuốc phòng sốt rét nếu không trong vùng có bệnh sốt rét lưu hành.
Xem thêm Clip: Mẹo gọi sữa về cực nhanh cho các mẹ mới sinh