Vì sao bị hôi miệng? Cách chữa hôi miệng hiệu quả
Hôi miệng là nguyên nhân khiến ai mắc phải hay hạn chế tiếp xúc với người khác tạo thành tâm lý kém tự tin khi giao tiếp. Vì sao lại bị hôi miệng và cách chữa hiệu quả?
Hôi miệng không phải là bệnh nhưng lại gây hậu quả lớn đến đời sống ai mắc phải
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng (tiếng Anh là Halitosis) hoặc hơi thở có mùi hôi thường gặp ở nhiều người cả nam và nữ. Hôi miệng không nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ, hành vi và tâm lý giao tiếp, tác động tới cả công việc và cuộc sống của người bệnh.
Theo các chuyên gia sức khỏe, trong thực tế, hơi thở hôi không khó để chữa khỏi, chọn cách điều trị đúng là "chìa khóa" để loại bỏ bệnh một cách phù hợp nhất.
Hơi thở có mùi hôi gây tâm lý hoang mang cho người mắc phải
Hôi miệng nguyên nhân do đâu?
Hôi miệng do tiêu hóa
Mùi có thể bắt nguồn từ không khí bạn thở ra. Những loại thức ăn có mùi thơm, đặc biệt là tỏi và hành, thường là nguồn gốc gây ra chứng hôi miệng. Thức ăn tiêu hóa thẩm thấu vào mạch máu sẽ được chuyển đến phổi, nơi nó được đẩy ra ngoài, thường kèm theo mùi vẫn còn nhận biết được.
Đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và thuốc súc miệng sẽ chỉ có tác dụng che giấu mùi tạm thời. Mùi sẽ còn cho đến khi nào cơ thể bài tiết thức ăn. Ngoài ra, trong suốt quá trình tiêu hóa, mùi có thể quay trở lại thực quản và được đẩy ra khi nói chuyện và thở.
Hôi miệng do bệnh phổi hoặc xoang
Đôi khi mùi phát ra từ phổi hoặc xoang sẽ góp phần gây ra chứng hôi miệng. Viêm xoang, viêm phế quản, hoặc những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác đôi khi có thể được phát hiện thông qua chứng hôi miệng.
Hơn nữa, nước phía sau mũi chảy xuống cổ họng có thể là nguồn gốc của mùi hôi miệng. Thuốc súc miệng có thể giúp rửa sạch chất lỏng bám ở cổ họng, làm giảm bớt ảnh hưởng này.
Hút thuốc lá
Hút thuốc là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng, vì khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc được đẩy ra ngoài.
Các nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng
Khô miệng cũng có thể là thủ phạm gây ra hôi miệng:
Lượng nước bọt tiết ra đủ sẽ làm sạch răng và các mô, và nó cần thiết để giữ miệng khỏe mạnh và cân bằng các chất có trong khoang miệng.
Một phản ứng phụ thông thường của việc uống nhiều dược phẩm là lượng nước bọt tiết ra bị giảm, dẫn đến khô miệng (cũng còn được gọi là chứng khô miệng) và làm tăng mùi hôi miệng. Khô miệng có thể cũng có thể do rối loạn liên quan đến tuyến nước bọt hoặc do hít thở liên tục qua đường miệng.
Cách chữa hôi miệng hiệu quả
1. Duy trì việc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận
Việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng sau mỗi bữa ăn là liệu pháp đơn giản nhất để hạn chế cũng như góp phần điều trị chứng hôi miệng.
Đặc biệt nếu đã bị hôi miệng thì sau khi ăn bất kỳ thức ăn gì đều phải uống nước sau đó vệ sinh cho sạch miệng. Nếu không dư lượng của thực phẩm thừa trong khoang miệng sẽ để lại đủ chỗ cho vi khuẩn tồn tại, thậm chí sản sinh vi khuẩn mới.
Những thức ăn thừa tạo ra các phản ứng hóa học với các chất có tính axit trong nước bọt ở khoang miệng trong một thời gian dài và tạo ra mùi hôi.
Đánh răng thường xuyên là liệu pháp đơn giản và hiệu quả hạn chế hôi miệng
2. Uống nhiều nước và xúc miệng bằng nước sạch
Có lẽ phản ứng đầu tiên của mọi người khi phát hiện ra mình bị hôi miệng là tìm ngay một chai nước xúc miệng. Tuy nhiên, mùi hương bạc hà the mát trong nước xúc miệng chỉ có thể tạm thời giấu đi hơi thở khó chịu. Một vài nước xúc miệng có thành phần diệt vi trùng nhưng chúng không thể thay thế việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và chỉ nha khoa đều đặn vì chính những loại nước xúc miệng cũng được khuyên dùng sau khi đánh răng xong.
Thậm chí, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần cồn có trong nước xúc miệng có thể gây khô miệng mà khi răng miệng thiếu nước bọt là chất khử trùng tự nhiên thì vi khuẩn sẽ sinh sôi dễ dàng hơn và bệnh hôi miệng của bạn lại càng tệ hơn.
Vì vậy nước lọc được khuyên là loại nước xúc miệng tốt nhất, vừa có thể cuốn trôi thức ăn mắc lại trong miệng, vi khuẩn và làm ẩm khoang miệng.
Nước lọc được khuyên là loại nước xúc miệng tốt nhất
3. Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo – ngọt – đậm mùi và nhầy nhờn
Thích ăn thịt là thói quen của nhiều người do hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nhưng nếu ăn thịt quá nhiều cùng lúc có thể dẫn tới chứng hôi miệng, luôn luôn có mùi khó chịu trong hơi thở. Ngoài ra ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng tải trọng trên lá lách và dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan này.
4. Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 điều trị triệt để hôi miệng hiệu quả
Đông y đã có nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng được dùng điều trị hiệu quả bệnh đau răng sưng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng.
Một số bài thuốc bí truyền giúp làm giảm, hết tình trạng hôi miệng và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng quay trở lại. Trên thị trường có nhiều sản phẩm tác dụng không rõ rệt nhưng cũng có những sản phẩm hiệu quả vượt trội, những sản phẩm Đông y thế hệ 2 được sản xuất theo công thức gia truyền uy tín tại nhà máy chuẩn GMP-WHO. Bệnh nhân cần lựa chọn thông thái.