Uống rượu dừa, hàng chục người tử vong, 300 người bị thương
Các nạn nhân đều có chung triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Theo báo cáo, đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và 300 người bị thương.
Vụ ngộ độc rượu xảy ra ở Laguna và Quezon, hai tỉnh phía nam Manila, Philippines. Được biết trước đó các nạn nhân uống lambanog, một loại đồ uống phổ biến, được tiêu thụ rộng rãi trong các ngày lễ và lễ kỷ niệm.
Nhiều người chết và bị thương vì rượu dừa. Ảnh VNE
Các nạn nhân đều có chung triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Theo báo cáo, đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và 300 người phải nhập viện điều trị trong tình trạng nguy kịch. Trong đó, có 2 nạn nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Lambanog hay còn gọi là rượu dừa là một loại đồ uống phổ biến ở Philippines trong các ngày kỷ niệm hay lễ Tết. Đây là loại rượu có nồng độ cồn cao, dễ say và được sản xuất đại trà. Từ trước đến nay việc sản xuất và buôn bán lambanog không được kiểm soát chặt chẽ, và nó thường được sản xuất bất hợp pháp với các chất phụ gia nguy hiểm như methanol.
Thị trưởng Languna tiết lộ, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nghiêm ngặt về nguyên nhân gây ngộ độc đồng thời mang mẫu máu của các nạn nhân đi xét nghiệm. Được biết, đây không phải trường hợp đầu tiên ngộ độc và tử vong vì rượu dừa ở Philippines. Năm ngoái đã có 21 người tử vong vì nguyên nhân tương tự.
Làm gì khi ngộ độc rượu?
Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối thấp cho bệnh nhân nằm nhằm làm nôn hết rượu ra. Sau đó, để bệnh nhân ngủ, cứ vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn cháo loãng.
Tránh trường hợp để bệnh nhân đói sẽ bị hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu bệnh nhân lâu không tỉnh hoặc không ăn uống được gì hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan. Một số người còn cho người say uống mật ong pha loãng nhưng nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với mật ong sẽ dễ lên men, gây say hơn.
Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh. Nước chè xanh đậm giúp khử độc cồn cấp tính, hoặc uống sữa nóng, nước gừng tươi (thái lát đun sôi kỹ) để máu lưu thông, hóa giải nhanh chất cồn.
Các loại nước mía, nước chanh, cam vắt, nước cà chua, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ… uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.