Tỷ phú nông dân làm giàu nhờ nuôi con giống "độc", trồng cây "lạ"

13-11-2017 19:30:23

Người nông dân không chỉ cày sâu cuốc bẫm mà họ còn sáng tạo khi nuôi con giống "độc"trồng cây "lạ" để thành tỷ phú nông dân giàu có.


Ngọc trai nước ngọt chưa qua chế tác. Ảnh Doanh nhân Sài Gòn

Tỷ phú nhờ nuôi ngọc trai nước ngọt 

Đó là ông Đinh Văn Việt trú tại xã Khánh Lợi (huyện Yên Khánh, Ninh Bình). Hiện ông đang sở hữu 3.000 hécta mặt nước nuôi trai, mỗi năm doanh thu từ ngọc đạt từ 3 tỉ đến 3,5 tỉ đồng.

Được biết, ông Đinh Văn Việt đang tiếp tục triển khai chuỗi cửa hàng, xây dựng làng nghề và biểu diễn quy trình kỹ thuật cho khách du lịch. Mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp này là xuất khẩu ngọc ra nước ngoài, theo Doanh nhân Sài Gòn. 

Hiện nay, Đinh Văn Việt là người duy nhất trên thế giới có thể cấy đến 40 viên nhân ngọc vào cơ thể một con trai mà đảm bảo con trai vẫn có thể sống bình thường.


Ông Đinh Văn Việt và sản phẩm ngọc trai nước ngọt. Ảnh: Lê Loan/Doanh nhân Sài Gòn

Những chuyên gia tại Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cũng không dám mạo hiểm cấy ghép hai viên nhân ngọc vào cơ trai, bởi nếu trích vết mổ chỉ sai một li con trai cũng sẽ chết ngay.

Sau mười mấy năm dày công thí nghiệm, ông đã tìm được những vị trí thích hợp và mổ cấy ghép thành công nhân ngọc trai kích thước 10mm, với tỷ lệ trai mẹ sống lên tới 70%.

Sau khi nuôi từ một năm rưỡi đến hai năm, một viên ngọc có thể được bán với giá gần cả triệu đồng. Những viên ngọc màu sắc đẹp kích thước từ 15mm trở lên có mức giá lên đến 7-8 triệu đồng.

Ngay từ đầu, Trương Đình Tùng mạnh dạn nuôi mười ngàn con trai và nhập viên nhân ngọc được làm bằng chính vỏ trai từ nước ngoài về để tiến hành cấy ghép. Thực hiện xong, trai được thả vào trong bể chứa và theo dõi chừng hai ngày.

Sau đó, trai được đựng cố định trong túi lưới và treo xuống ao. Cách làm này giúp trai không bị lệch thì hạt ngọc mới tròn, đồng thời tảo và các sinh vật phù du sẽ bám vào lưới nhiều hơn, tạo thức ăn đa dạng cho trai. Sau hai năm, nhân ngọc đã cấy sẽ được phủ thêm những lớp ngọc mới và tăng dần kích thước, màu sắc sáng bóng.

Sau hơn một năm nuôi thả trai, Trương Đình Tùng bắt đầu tiếp khách tham quan và tiến hành mổ trai lấy ngọc cho khách xem trực tiếp. Anh ước tính với khoảng mười ngàn con trai, đến cuối năm sau sẽ thu được chừng 20 ngàn hạt ngọc giá bán bình quân 200-500 nghìn đồng/viên, lợi nhuận có thể lên đến hàng tỉ đồng.

Thời gian tới, Trương Đình Tùng đang lai tạo để tạo ra ngọc có màu đen – sản phẩm đang được ưa chuộng và giá bán cao trên thị trường ngọc trai.

Trồng cây đinh lăng thu hơn 1,2 tỷ /năm


Anh Phạm Văn Phong, ấp Phú Tâm, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc chăm sóc vườn đinh lăng giống. Ảnh Dân việt

Vài năm trở lại đây, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) xuất hiện mô hình trồng đinh lăng thương phẩm xen với một số loại cây ăn quả khác. Cây đinh lăng sinh trưởng tốt, thị trường và giá bán ổn định, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu nhờ loại cây dược liệu này, theo báo Dân việt.

Một trong những người đầu tiên trồng đinh lăng tại Xuyên Mộc là anh Phạm Văn Phong, ấp Phú Tâm, xã Hòa Hiệp. Anh Phong cho biết, trước đây người dân chỉ trồng cây đinh lăng với số lượng ít, chủ yếu để làm kiểng hoặc rau ăn. 

Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu về loại cây này của các công ty dược liệu tăng mạnh, năm 2013, anh quyết định lấy giống đinh lăng nếp của Nam Định về trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha.

Theo anh Phong, đinh lăng rất phù hợp với loại đất xám và điều kiện thời tiết có nhiều giờ nắng trong năm, nhiệt độ trung bình 27 độ C của Xuyên Mộc nên sinh trưởng và phát triển tốt. Cách trồng đinh lăng cũng khá đơn giản do loại cây này ít bị bệnh hại. 

Do chịu bóng mát nên trồng xen đinh lăng với một số loại cây khác như tiêu, đu đủ, chuối sẽ tốt cho cây, nông dân lại có thêm thu nhập. Chi phí mua phân bón cũng không nhiều do chủ yếu sử dụng phân chuồng, khoảng 30 triệu đồng/ha/năm. Cây trồng được khoảng 6 tháng thì có thể thu hoạch. 

Tất cả các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng và được các công ty dược liệu thu mua. Lá có giá khoảng 3.000 đồng/kg, thân từ 28.000-30.000 đồng/kg. Một số hộ không muốn bán sớm có thể đợi đến khi cây có củ, từ 2-3 năm tuổi, giá bán khoảng 50.000 đồng/kg củ. Sau 3 năm trồng đinh lăng, trung bình mỗi năm anh Phong thu 1,2 tỷ đồng/ha. Do đó, anh mạnh dạn đầu tư, mua giống và thuê đất trồng 15ha loại cây này.

Cử nhân bỏ phố về quê thành tỷ phú dược liệu


Anh Lê Ngọc Huê thành tỷ phú nhờ trồng dược liệu. Ảnh VTV

Tốt nghiệp 2 trường đại học, thay vì cầm bút làm nhân viên văn phòng, anh Lê Ngọc Huê ở Thái Bình lại bỏ phố về quê để cầm cuốc. Từ những nhát cuốc đầu tiên cách đây gần 4 năm, mỗi cây được trồng xuống là gieo bao hi vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, theo VTV News.

Bắt đầu với cây đinh lăng, cà gai leo rồi đến cây chùm ngây với hướng đi mới mang lại giá trị kinh tế cao, mô hình trồng cây dược liệu đã được bà con trong làng nhân rộng.

Tiên phong, đồng hành cùng bà con, những sản phẩm sau khi thu hoạch đều được mua với giá cao nhưng để chủ động được đầu ra và nâng cao giá trị của sản phẩm là một bài toán khó. Nhiều tỷ đồng cũng đã được đầu tư cho hệ thống 

Mày mò, thất bại rồi lại tiếp tục, đam mê và theo đuổi, cuối cùng thành công cũng đã đến, những lô hàng được xuất xưởng đồng thời mở ra cơ hội việc làm cho hàng chục lao động lớn tuổi ở nông thôn.

Từ việc bán sản phẩm thô, nay sản phẩm trà túi lọc đã có mặt trên 40 tỉnh thành trong và ngoài nước. Sản phẩm làm ra là sự chất chứa của bao sự tâm huyết và cần mẫn và hơn hết, nó là cái tâm của một người con sinh ra từ đồng quê hương lúa Thái Bình.máy móc nhằm sản xuất trà dược liệu dạng túi lọc.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //