Từ 1/1, lái xe sử dụng điện thoại bị xử phạt tới 2 triệu đồng
Nghị định mới tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe với mức cao nhất lên đến 2 triệu đồng.
Theo Nghị định này, sẽ xử phạt người đi xe đạp, xe đạp điện có thể bị phạt 80.000-100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở.
Phạt 200.000-300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 mg/l khí thở; 400.000-600.000 đồng khi trong máu, hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/l khí thở.
Với người đi xe máy, người có nồng độ cồn trong máu, hơi thở chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng. Trong khi đó, quy định hiện hành chỉ xử phạt nếu tài xế vượt quá mức này và phạt tiền thấp nhất 1,5 triệu đồng.
Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do tài xế sử dụng điện thoại.
Tại Điểm a Khoản 4 Điều 5 của Nghị định quy định: Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Cũng hành vi này, Nghị định 46/2016 trước đây chỉ phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
Nghị định mới xử phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Hành vi này tại Nghị định 46/2016 chỉ phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Thực hiện hành vi này mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện rất nguy hiểm. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến hành vi này. Hiện chúng ta đã có hệ thống camera, có hình ảnh người dân cung cấp nên phát hiện trường hợp nào vi phạm cần xử lý nghiêm.
Cũng theo ông Hùng, nguyên nhân gây tai nạn giao thông do vi phạm nồng độ cồn ở các nước phát triển rất thấp do họ quản lý tốt, nhưng sử dụng điện thoại tỷ lệ lại tăng. Đơn cử tại Mỹ, sử dụng điện thoại khi lái xe chiếm trên 30% số vụ tai nạn giao thông.