Trùng tang là gì? Nguyên nhân gây hiện tượng trùng tang và cách hóa giải
Trùng tang là gì? Nguyên nhân gây hiện tượng trùng tang và cách hóa giải trùng tang ra sao, hãy tìm hiểu cùng Đời sống Việt Nam nhé!
Sự kiện:
hiện tượng trùng tang
1. Trùng tang là gì?
Hiện tượng người thân trong gia đình mất sau đó những người thân khác cũng mất theo trong khoảng thời gian ngắn trùng nhau được gọi là trùng tang.
Sự ra đi của người đầu kéo theo nhiều người mất theo là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình vì hiện tượng trùng tang này. Trùng tang sẽ xuất hiện sau 3 ngày, 7 ngày hoặc 49 ngày khi chưa hết thời gian hết tang thì có người mất tiếp. Có nhiều gia đình phải chịu tang cùng thời điểm giống nhau.
2. Nguyên nhân gây hiện tượng trùng tang và cách hóa giải
- Trường hợp Vong linh người mất nổi loạn
Khi vong linh người mất còn nhiều điều chưa làm được, còn vương vấn trần gian thì những vong linh này sẽ quay về dương gian nổi loạn, không cho gia đình người thân được yên ổn. Trường hợp xấu hơn, những vong linh này thường quậy phá, gây hại cho người thân trong gia đình mất theo, từ đó gây ra hiện tượng trùng tang.
Cách hóa giải vong linh người mất nổi loạn: Nhiều gia đình sẽ để vong vào chùa trong vòng 3 năm để tránh gây ra sự trùng tang cho gia đình.
- Trường hợp Thần trùng sai vong linh về bắt con cháu
Dân gian xưa cho rằng, nguyên nhân trùng tang là do người mất vào ngày, giờ không hợp tuổi rơi vào các kiếp sát như Dần – Thân – Tỵ – Hợi nên dẫn đến hiện tượng này.
Khi người mất vào ngày, giờ không thuận sẽ dễ bị quỷ trùng bắt đi và tra tấn một cách man rợ là mổ vào trán khiến họ đau đớn mà khai ra người thân trong gia đình và sau đó những người bị người mất khai sẽ bị lũ quỷ bắt đi.
3. Cách tính trùng tang chính xác nhất
Trường hợp Trùng tang được tính theo thời gian
Trùng tang theo thời gian lúc mất, trùng giờ (như người tuổi Thân mất vào giờ Thân), trùng ngày (người tuổi Mão mất vào ngày Mão), trùng năm (người tuổi Hợi mất năm Hợi).
Trường hợp Cách tính dựa trên tuổi âm lịch
- Nếu là nam sẽ tính theo chiều thuận và bắt đầu từ Dần. Còn nếu là nữ thì tính theo chiều nghịch và bắt đầu từ Thân.
- Tuổi: Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, cung tiếp theo nữa là 30 tuổi,… tính cho tới hết số tuổi chẵn thì mỗi tuổi lẻ tính là một cung.
• Tháng: Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt cho đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
• Ngày: Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
• Giờ: Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ Tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ. Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra 12 giờ: Tý (từ 23 đến 01 giờ), Sửu (từ 01 đến 03 giờ), Hợi (từ 21 đến 23 giờ).
Sau khi biết được cung tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất thì bạn tiến hành xem xét các trường hợp sau:
• Cung Sửu – Tuất – Mùi – Thìn được gọi là Nhập mộ tức là người mất được yên nghỉ tốt và không phạm phải điềm hung.
• Cung Tý – Dậu – Ngọ – Mão được gọi là Thiên Di tức là người mất theo ý trời, do trời quyết định nên thuận theo tự nhiên.
• Cung Dần – Hợi – Thân – Tỵ được gọi là Trùng tang tức là Người mất không đúng số mệnh, phải làm lễ trấn trùng tang.
Chỉ cần có một cung rơi vào nhập mộ thì tốt, không vướng hiện tượng trùng tang. Khi đã xác định được bị trùng tang, gia đình cũng cần lưu ý thêm rằng:
• Trùng ngày nặng nhất – trùng thất xa, tức là có 7 người mất theo.
• Trùng tháng nặng nhì – trùng tam xa, từ là có 3 người mất theo.
• Trùng giờ nặng ba – trùng nhị xa, gia đình sẽ có 2 người mất theo.
• Trùng năm là nhẹ nhất – trùng nhất xa.