Tiểu rắt tiểu buốt! Coi chừng u phì đại tiền liệt tuyến

19-08-2019 17:12:25

Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần,… có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân, đặc biệt là u phì đại tiền liệt tuyến.

Tiểu rắt tiểu buốt, coi chừng u phì đại tiền liệt tuyến

Tiểu rắt tiểu buốt ở đàn ông tuổi tứ tuần

Tiểu rắt (buồn tiểu nhưng khó tiểu): thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi tiểu đều không thể tiểu hết nước tiểu lượng nước tiểu.

Tiểu buốt (đau buốt khi đi tiểu): là cảm giác đau buốt và rất khó chịu khi đi tiểu, người bệnh sẽ cảm giác nóng rát, đau buốt như kim châm ở niêu đạo mỗi khi đi tiểu.

Tiểu rắt tiểu buốt là 2 trong số rất nhiều những triệu chứng thuộc hội chứng rối loạn tiểu tiện, bao gồm: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tia nước tiểu yếu, tiểu không hết… Các bác sĩ nhận định rằng, hội chứng rối loạn tiểu tiện khi không được khắc phục hoàn toàn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần, viêm bàng quang, sỏi quàng quang, thậm chí là viêm đài bể thận, sỏi thận hoặc suy thận mãn tính.

Phần lớn, các rối loạn tiểu tiện ở đàn ông tuổi tứ tuần có nguyên nhân từ u phì đại tiền liệt tuyến. Bệnh có tỉ lệ mắc ở nam giới tăng theo độ tuổi, thường xuất hiện ở đàn ông ngoài 40 tuổi.

Rối loạn tiểu tiện có thể gặp ở đàn ông ngoài 40 tuổi

 U phì đại tiền liệt tuyến – Dễ gặp nhưng khó chữa

Trong thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), u phì đại tiền liệt tuyến là bệnh phổ biến ở nam giới cao tuổi. Bệnh chiếm tỉ lệ khoảng 50% nam giới tuổi 45, 63% ở những người 60 tuổi và 80% ở những người trên 70 tuổi.

U phì đại tiền liệt tuyến còn được gọi với các tên như: u xơ tiền liệt tuyến, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH), tuyến tiền liệt mở rộng. U phì đại tiền liệt tuyến có thể gây ra hội chứng rối loạn tiểu tiện khó chịu. Nếu không điều trị, u phì đại tiền liệt tuyến có thể chặn dòng chảy nước tiểu từ bàng quang và có thể gây vấn đề cho bàng quang, đường tiết niệu hay thận.

Hiện nay, phương pháp điều trị nội khoa là sử dụng đơn độc hoặc kết hợp 2 nhóm thuốc: (1) thuốc ức chế 5α – reductase, (2) thuốc ức chế thần kinh giao cảm al-pha (alpha blockers). Nhưng các nhóm thuốc này có một số nhược điểm như thời gian điều trị kéo dài, chi phí cao, tác dụng phụ như hạ huyết áp, chóng mặt, đau đầu, suy giảm chức năng sinh lý, rối loạn cương dương …

Tùy tình trạng u phì đại tiền liệt tuyến mà bác sĩ chỉ định phẫu thuật phù hợp

Khi phì đại tiền liệt tuyến phát triển thành khối u phì đại hoặc các biến chứng trở nên trầm trọng, buộc bác sĩ phải chỉ định can thiệp nhỏ hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ để giải quyết nguyên nhân. Một số phương pháp hiện nay như: cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP), mổ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TUIP hoặc TIP), mổ mở tuyến tiền liệt, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (phẫu thuật Laser, thủ tục Ablative, thủ tục Enucleative) …

Bất kỳ loại phẫu thuật tuyến tiền liệt có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như tinh dịch chảy ngược vào bàng quang thay vì qua dương vật trong quá trình xuất tinh (xuất tinh ngược), mất kiểm soát bàng quang (không kiểm soát) và bất lực (rối loạn chức năng cương dương). Một số loại phẫu thuật có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng nhất định hơn so với những loại khác, như chảy máu sau mổ, nhiễm khuẩn, đái rỉ... và dễ bị tái lại.

Chính vì vậy, nhiều người bệnh phì đại tiền liệt tuyến vẫn lúng túng trong việc tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Cơ mội mới cho bệnh nhân mắc u phì đại tiền liệt tuyến

Điều trị phì đại tiền liệt tuyến nhằm giảm chứng rối loạn tiểu tiện

Mục tiêu điều trị phì đại tiền liệt tuyến là giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, đồng thời làm giảm kích thước, ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của khối u phì đại tiền liệt tuyến, giúp người bệnh hết rối loạn tiểu tiện, các tình trạng viêm nhiễm nếu có, ổn định bệnh và phòng tránh nguy cơ biến chứng.

U phì đại tiền liệt tuyến từ lâu được điều trị theo y học cổ truyền. Phương pháp này vừa có thể sử dụng đơn độc hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác liệt kê ở trên (sử dụng thuốc tân dược điều trị nội khoa, phẫu thuật lớn hoặc phẫu thuật ít xâm lấn …) để đạt được hiểu quả tốt nhất trong điều trị u phì đại tuyến tiền liệt.

Bên cạnh các thuốc Đông y thông thường, các sản phẩm Đông y thế hệ 2 là cơ hội mới cho các bệnh nhân mắc u phì đại tiền liệt tuyến. Trong số đó, Lasota là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, giúp hạn chế sự phát triển và làm giảm kích thước khối u tiền liệt tuyến.

 

Nguyễn Duy
Theo Đời sống Plus/GĐVN //