Thường xuyên bổ sung 8 loại thực phẩm này, cả đời không bao giờ lo thiếu máu
Đây chính là thần dược giúp bổ máu đặc biệt hiệu quả mà ai cũng cần giắt lưng để bổ sung giúp cả đời khỏe mạnh.
Thiếu máu rất dễ gây ra đau đầu, chóng mặt, cùng nhiều những bệnh lý khác. Chế độ ăn uống lành mạnh là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ bệnh nhân thiếu máu nào. Chế độ ăn uống cho người thiếu máu bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic, vitamin C và sắt.
Dưới đây là những loại thực phẩm sẽ giúp bạn nhanh chóng bổ sung lượng máu khuyết thiếu một cách an toàn, hiệu quả. Người có nhu cầu bổ máu hãy ưu tiên chúng vào thực đơn mỗi ngày của bạn.
Bệnh nhân thiếu máu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày
Nho tím khô
Nho là một loại trái cây rất bổ máu và rất tốt cho sức. Sau khi được sấy khô, thì cứ 100g nho chứa tới 9,1 mg sắt. Trong quá trình phơi sấy, vỏ quả nho đã trải qua nhiệt độ phù hợp và sẽ giữ được hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí là cao hơn thịt, gồm mangan, protein, sắt, kẽm, chất chống oxy hóa.
Nấm hương
Nấm hương được đông y gọi là "tứ đại sơn trân" (4 món quý nhất trên mặt đất) hay còn gọi là ‘nữ hoàng thực vật". Ăn một lượng nấm hương vừa đủ sẽ hỗ trợ tốt cho việc tạo máu, bổ sung năng lượng máu thiếu, nấm hương có tác dụng điều hòa khí huyết đối với những người thường xuyên bị mất máu.
Ngoài ra, trong cuốn sách Đông dược "Bản thảo cương mục" nổi tiếng của Trung Quốc còn ghi lại, nấm hương có tác dụng tốt cho đường ruột và dạ dày, tiêu đờm và điều hòa khí huyết.
Mía
Mía được xem là một món ăn được rất nhiều người yêu thích, không chỉ là bởi vị ngọt tự nhiên mà còn là loại thực phẩm bổ sung những chất khác như sắt, kẽm, mangan, canxi, phốt pho…
Trong mía, hàm lựng sắt là rất cao, lên đến 9 mg/1kg mía. Đây được xem là một mức cao nhất trong những loại thực phẩm thân củ quả, vì thế mía được xem là một món ăn có tác dụng bổ máu tốt trong nhóm thực vật
Tuy nhiên, Theo Đông y đánh giá, mía có tính hàn lạnh, người bụng dạ yếu, hay có bệnh dạ dày hay lá lách thì không nên ăn quá nhiều cùng một lúc.
Táo tàu
Táo tàu có rất giàu vitamin, các axit amin khác nhau, fructose. Nghiên cứu Đông y cho rằng, táo tàu có tính ấm, khi ăn vào cơ thể có thể cải thiện được quá trình tuần hoàn máu nhanh chóng.
Táo tàu có chứa một số những thành phần có thể làm tăng hàm lượng những tế bào hồng cầu trong máu, tủy xương từ đó tăng cường những sắc tố hồng hào cho làn da. Bạn có thể ăn táo tàu kết hợp với nhãn sẽ làm cho làn da trở nên mịn màng, làm bổ huyết dưỡng khí và làm đẹp da.
Hải sản
Những loại thực phẩm hải sản cũng có nhiều chất sắt, có ích trong việc điều trị chứng thiếu máu. Trong những loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng được chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12.
Cải bó xôi
Cải bó xôi là một loại rau lá xanh rất phổ biến giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cải bó xôi giàu canxi, vitamin A, B9, E và C, sắt, chất xơ và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy một nửa chén cải bó xôi luộc chứa 3,2 mg sắt và chiếm khoảng 20% nhu cầu sắt cho cơ thể của người phụ nữ. Vì vậy, nên bổ sung cải bó xôi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Củ cải đường
Củ cải đường được biết đến như một loại rau rất có hiệu quả trong cuộc chiến chống bệnh thiếu máu. Loại củ này có hàm lượng sắt cao, giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu. Một khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, lượng oxy cung cấp cho tất cả các bộ phận của cơ thể tăng lên. Thêm củ cải đường trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại căn bệnh thiếu máu.
Mật ong
Mật ong rất tốt cho cơ thể bạn và cũng giàu sắt. Cơ thể bạn sẽ dung nạp được khoảng 0,42 mg sắt trong 100 gram mật ong. Hơn nữa, mật ong còn chứa đồng và magiê, giúp tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể bạn.
Tất nhiên, song song với chế độ ăn các thực phẩm bổ máu hàng ngày, bạn cũng nên kiểm tra định kỳ công thức máu, nhất là các thông số liên quan Hemoglobin để xác định có bị thiếu máu hay không? Nếu bị thiếu máu, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Thực phẩm dinh dưỡng ít calo