Thủ phạm gây bệnh xơ gan rất nhiều người mắc, hãy dừng lại ngay kẻo hối không kịp

21-03-2017 09:20:50

Xơ gan là giai đoạn cuối của bệnh lý viêm gan mạn tính trong đó tế bào bình thường được thay thế bằng các mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.

Nguyên nhân gây xơ gan:

Các để tránh xa căn bệnh này là hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh và tìm cách tránh xa nó. Dưới đây là 5 thủ phạm chính gây ra bệnh xơ gan mà bạn cần biết.

Xơ gan là căn bệnh rất nguy hiểm, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng ổ bụng, xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, bệnh não do gan, ung thư gan, suy thận, rối loạn tâm thần, hôn mê...

Hãy dừng lại những thói quen nguy hại đến gan khi chưa quá muộn

Virus:

Bệnh xơ gan có thể bắt nguồn từ 2 loại virus phổ biến là virus viêm gan B và C. Trong số những bệnh nhân bị viêm gan B có 10% sẽ trở thành viêm gan mạn tính.

Tỷ lệ này đối với bệnh nhân nhiễm viêm gan C cao hơn nhiều dù người ta vẫn nghĩ rằng virus viêm gan C không nguy hiểm bằng virus viêm gan B.

Đối với những bệnh nhân này, nếu không biết và điều trị kịp thời thì sẽ có thể bị xơ gan hoặc ung thư gan.

Rượu:

Rượu là nguyên nhân phổ biến gây xơ gan. Loại đồ uống này có độ cồn rất cao và có nhiều loại chất độc khác tác động trực tiếp làm tổn hại tế bào gan, ảnh hưởng đến kết cấu và chức năng gan. Nếu rượu được nạp vào cơ thể trong thời gian dài sẽ dẫn đến xơ gan.

Trong những tình huống bạn bắt buộc phải uống rượu không kể ít hay nhiều thì sau đó bạn nên nghỉ ngơi 2 - 3 ngày liên tục vì gan cần ít nhất 48 tiếng để hồi phục khỏi những ảnh hưởng của bia rượu.

Nhiễm độc:

Những loại chất độc mà bạn nạp vào cơ thể hàng ngày như hóa chất trong thực phẩm, các loại thực phẩm bị mốc... sẽ tích tụ trong gan và phá hủy mô, gây xơ gan.

Ứ mật:

Mật bị ứ đọng do viêm, tắc đường mật (cả đường mật trong gan và ngoài gan) sẽ tác động làm ảnh hưởng, tổn thương tế bào gan dần dần dẫn đến xơ gan.

Ký sinh trùng:

Xơ gan do ký sinh trùng: Đối với ký sinh trùng có 3 loại hay gặp làm tổn thương tế bào gan và đưa đến xơ gan, đó là: Lỵ amip, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan.

Gan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể

Cách chăm sóc người bị xơ gan tại nhà

Khi chăm sóc người mắc bệnh xơ gan tại nhà, người thân của bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau đây:

Cần đảm bảo đủ dinh dưỡng

  • Bữa ăn hàng ngày cần cung cấp đủ chất, hợp khẩu vị bệnh nhân, đủ calo từ 2.500 đến 3.000 kcalo/ngày (35-40 kcalo/kg/ngày).
  • Đảm bảo đạm (1,2-1,5g/kg/ngày), đường, vitamin, hạn chế mỡ, nên ăn nhạt đặc biệt là có hiện tượng phù nề
  • Kiêng hẳn uống rượu nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn
  • Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù vì có nguy cơ hôn mê gan. Khi có dấu hiệu tiền hôn mê gan phải giảm lượng đạm trong khẩu phần thức ăn.
  • Cung cấp nhiều axit amin phân nhánh để phòng tránh suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, hôn mê gan.
  • Người bệnh có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ để đề phòng nhiễm khuẩn và tạo cảm giác ngon miện

Giảm phù và cổ trướng

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn hạn chế muối khi có phù và cổ trướng.
  • Bên cạnh đó người nhà bệnh nhân cần theo dõi biến chứng chảy máu tiêu hóa và theo dõi biến chứng hôn mê gan để kịp thời thông báo tình hình cho bác sĩ điều trị.

Cách phòng tránh xơ gan hiệu quả

Để phòng bệnh xơ gan hiệu quả mọi người nên tham khảo những lời khuyên dưới đây của bác sĩ:

  • Tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ em và những người lớn chưa mắc bệnh
  • Thực hiện ăn chín uống sôi để không bị nhiễm kí sinh trùng
  • Chọn các thực phẩm sạch, an toàn để ngừa nhiễm các hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn thương gan
  • Không nên sử dụng thuốc bữa bãi mà không hỏi ý kiến của bác sĩ
  • Những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.
  • Mọi người nên theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.
PV
Theo Đời sống Plus //