Phát hiện sinh vật biển trong hổ phách 99 triệu năm

16-05-2019 16:09:37

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa tìm thấy một sinh vật biển sống cách đây 99 triệu năm vẫn còn nguyên vẹn trong hổ phách.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học Trung Quốc vừa tìm thấy một sinh vật biển sống cách đây 99 triệu năm vẫn còn nguyên vẹn trong hổ phách tại Myanmar và là trường hợp đầu tiên ghi nhận về loài cúc đá kẹt trong hổ phách.

Theo các nhà khoa học, mẫu hổ phách mới phát hiện có tồn tại bên trong một sinh vật biển sống từ Kỷ phấn trắng. Giáo sư Wang Bo, đến từ Học viện Khoa học Trung Quốc, là người thông báo về phát hiện mới này. Các nhà khoa học đã sử dụng phương thức chụp X-quang để tái tạo hình ảnh 3 chiều của vật thể.

Họ phát hiện ra hóa thạch cúc đá có phần vỏ ngoài bị vỡ, bên trong chứa nhiều cát. Phần hổ phách có niên đại 99 triệu năm cũng chứa cát. “Phần vỏ ngoài không còn nguyên vẹn của cúc đá cho thấy sinh vật biển này đã chết trước khi kẹt trong hổ phách vĩnh viễn”, nhóm nghiên cứu nói.


Sinh vật biển trong hổ phách 99 triệu năm vừa được các nhà khoa học Trung Quốc. Ảnh: Internet

Trước đó vào cuối tháng 4/2019, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch 22 triệu năm của một loài động vật săn mồi cổ đại suýt bị bỏ quên tại Kenya. Đây là hóa thạch của loài thú săn mồi có niên đại 22 triệu năm bị bỏ quên trong ngăn kéo tại bảo tàng quốc gia Kenya. Chỉ khi các nhà nghiên cứu tại đại học Ohio (Mỹ) phát hiện ra và kiểm tra lại thì chúng mới được công nhận giá trị.

"Khi mở ngăn kéo tủ tại bảo tàng quốc gia Kenya, chúng tôi nhìn thấy một hàm răng của loài thú săn mồi khổng lồ. Rõ ràng, nó thuộc về một loài mới đối với giới khoa học", tiến sĩ Matthew Borths, thuộc đại học Ohio, chia sẻ.

Xem thêm: Thực hư võ cổ truyền Ma Quyền Kì Ảo của Việt Nam khiến bao đối thủ khiếp sợ

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //