Phát điên vì nổi mề đay – dùng ngay kem thảo dược!
Nổi mề đay là bệnh da liễu phổ biến với những nốt sẩn phù đỏ trên da, kèm theo ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu. Làm sao để giảm mẩn ngứa do nổi mề đay?
Có nhiều cách giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay
Bệnh mề đay là gì?
Mề đay là một trong những bệnh về da thường gặp nhất với những dấu hiệu dễ nhận biết.
Nổi mề đay hay mày đay có đặc trưng là những nốt sẩn đỏ trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu.
Mề đay thường xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng gây dị ứng. Hệ miễn dịch tăng sinh kháng nguyên Ige, đồng thời giải phóng Histamin, làm cho các mao mạch ở trung bì của da bị kích thích, dẫn đến nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Mề đay thường xuất hiện ở môi, xung quanh mặt, tay, chân, lưng, bộ phận sinh dục.
Các triệu chứng có thể tồn tại một giờ, vài giờ, thậm chí nhiều ngày.
Nhận biết các triệu chứng mề đay
Nổi mẩn đỏ
Nổi mẩn đỏ là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Nhiều nốt ban có màu đỏ hoặc trắng, nhìn qua giống vết muỗi đốt hoặc vết lằn, nhưng xuất hiện với số lượng lớn, chằng chịt trên da.
Nổi mẩn đỏ là triệu chứng dễ nhận biết nhất của mề đay
Ngứa ngáy
Cùng với nổi nốt ban màu đỏ, da cũng sẽ có cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu. Cơn ngứa ngáy thường nặng hơn khi trời chuyển lạnh.
Nổi mụn nước
Nổi mề đay do tiếp xúc với chất kích thích thường gây nổi mụn nước. Trên vùng da có xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, khi vỡ sẽ chảy dịch và lan sang những vùng da khác.
Nhiễm trùng
Để giảm ngứa, người bệnh thường gãi quá nhiều gây xước da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Sốc phản vệ
Đây là dấu hiệu nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Có thể nhận biết sốc phản vệ thông qua các triệu chứng sau đây:
- Niêm mạc cổ họng và lưỡi sưng to
- Khó thở, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
- Đổ mồ hôi nhiều, ớn lạnh
- Rối loạn nhịp tim, ngất xỉu
Phân biệt các loại mề đay phổ biến
Mề đay có rất nhiều loại, thường được phân biệt theo thời gian xuất hiện và triệu chứng.
Phân loại theo thời gian
Mề đay có thể xuất hiện và biến mất trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể diễn ra trong thời gian dài, tái phát nhiều lần.
- Nổi mề đay cấp tính: Thường kéo dài dưới 6 tuần, hầu hết liên quan đến kháng nguyên Ige, cơ địa dị ứng, thuốc, thực phẩm…
- Nổi mề đay mãn tính: Thường kéo dài trên 6 tuần, gồm mề đay mãn tính tự miễn chiếm 45% và mề đay mãn tính tự phát chiếm 55%.
Phân loại theo triệu chứng
- Mề đay vẽ nổi: Xuất hiện các vạch kẻ trên da khi bị vật nhọn tác động vào. Mề đay vẽ nổi gây ngứa ngáy, có thể biến mất sau vài giờ.
- Mề đay do lạnh: Nhiệt độ lạnh dẫn đến nổi mề đay. Mề đay thường biến mất nhanh chóng.
- Mề đay do ánh nắng: Vùng da bị nổi mề đay khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể kèm theo ngất, khó thở…
- Mề đay Cholinergic: Các nốt ban nhỏ, rất ngứa, chảy nước mắt, thở khò khè, gây ra bởi tác động vật lý của nhiệt độ và mồ hôi.
Mề đay vẽ nổi xuất hiện các vạch kẻ trên da khi bị vật nhọn tác động vào
Những nguyên nhân bị nổi mề đay
Nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân, cả bên trong và bên ngoài cơ thể.
Dị ứng thực phẩm
Hệ miễn dịch xác định thực phẩm là yếu tố ngoại lai và hình thành nên phản ứng dị ứng để chống lại.
Một số loại thực phẩm giàu protein dễ gây ra phản ứng dị ứng gồm: hải sản, đậu phộng (lạc), trứng...
Tác nhân vật lý
Nổi mề đay có thể do các yếu tố vật lý bên ngoài như thời tiết lạnh, nóng, đổ nhiều mồ hôi.
Do bệnh lý
Người mắc bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ... thường có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn so với những người khác. Nguyên nhân là do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể.
Tác dụng phụ của thuốc Tây y
Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc kháng histamin có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có mề đay.
Côn trùng cắn
Côn trùng cắn cũng dễ khởi phát phản ứng dị ứng. Các triệu chứng thường là ngứa ngáy, phát ban toàn thân, khó thở và phù nề,...
Do di truyền
Bệnh mề đay khởi phát do cơ địa, gien di truyền, nên thường khó điều trị.
Bị nổi mề đay nên làm gì để giảm triệu chứng nhanh chóng?
Mề đay không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ngứa ngáy rất khó chịu. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Chườm lạnh
Chườm đá lạnh lên vùng da nổi mề đay sẽ làm tê tạm thời, co mao mạch, tạo cảm giác mát lạnh, giảm ngứa ngá và sưng đỏ.
Chườm lạnh giúp giảm ngứa ngáy do mề đay
2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp hỗ trợ đào thải dị nguyên gây bệnh, giảm ngứa ngáy.
3. Dùng thuốc Tây y
Nổi mề đay là kết quả của việc sản sinh histamin, do đó các bác sĩ thường kê thuốc kháng histamin kết hợp dùng thuốc kháng viêm, giảm ngứa…
Nếu có triệu chứng nặng như sưng cổ hay phù mạch, người bệnh có thể được kê thêm Corticoid dạng uống.
Với bệnh nổi mề đay mãn tính, thường được chỉ định tiêm định kỳ kháng thể đơn Omalizumab, dùng thuốc ức chế miễn dịch, ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Lưu ý, thuốc Tây tuy có tác dụng nhanh nhưng có thể gây phản ứng phụ, do đó người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Sử dụng kem bôi chiết xuất từ thảo dược
Để giảm tác dụng phụ của thuốc Tây, nhiều người lựa chọn sử dụng thảo dược để giảm ngứa ngáy do mề đay. Việc tận dụng thảo dược có độ an toàn cao và ít tốn kém chi phí, nên thường được nhiều người áp dụng.
Theo Đông y, mề đay được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như phong chẩn, tầm ma chẩn, phong ngứa. Nguyên nhân là do các yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây tích tụ độc và uất tích tại bì. Đông y sẽ tập trung giải quyết từ căn nguyên bên trong, nhằm tiêu độc, thanh nhiệt, phục hồi da.
Một số thảo dược thường được dùng là: lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội…
Từ các thảo dược này, hiện nay, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất nên sản phẩm kem bôi da có tác dụng giúp sát trùng, làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa… Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất – do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị nổi mề đay có thể tham khảo sử dụng.
Kem Nhất NhấtGiúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau, cho vết thương nhanh lành Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Công dụng:
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. |