Nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam: “Tôi không có hứng thú làm ăn cò con”
Là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và nữ tỷ phú tự thân duy nhất của Đông Nam Á, CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết bà chưa bao giờ kinh doanh cò con, đã làm là phải lớn.
Đúng ngày 8/3/2017, Forbes đã công bố danh sách các nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới hiện nay. Trong danh sách này, lần đầu có tên một phụ nữ Việt Nam là CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo ở vị trí thứ 45/56 với khối tài sản ròng lên tới 1,2 tỷ đô la Mỹ.
CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam
Nhắc tới nữ tướng Vietjet, những cán bộ dưới quyền đều tỏ lòng thần tượng và khâm phục sức làm việc phi thường của bà. Với người phụ nữ 46 tuổi này, một ngày làm việc bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc 2 giờ sáng hôm sau là chuyện hết sức bình thường.
Theo dõi tiểu sử bà Nguyễn Thị Phương Thảo, có thể thấy ngay từ tuổi thiếu niên, bà đã thể hiện óc kinh doanh và khát vọng làm giàu thiên bẩm. Là người Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà đã theo học tài chính ở Liên Xô với thành tích học tập xuất sắc và bắt đầu bước chân vào thương trường khi mới là sinh viên năm 2.
Khi ấy, chỉ với vốn liếng là sự lao động chăm chỉ và chữ tín, CEO Vietjet đã tập tành kinh doanh đủ thứ từ nông sản, đồng hồ, băng đĩa đến máy fax, máy tính, hàng điện tử từ Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản sang Đông Âu. Thời gian này, bà cũng đưa được nhiều mặt hàng cần thiết và khan hiếm như thiết bị, sắt thép, phân bón,… về Việt Nam.
Dù vậy ngay từ thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã xác định phương châm kinh doanh là không “làm chuyện cò con” mà luôn nhắm tới các phi vụ lớn. Nếu các công ty chung nhau chỉ một vài thùng hàng thì bà phải làm một lúc cả trăm container. Nếu chở hàng bằng đường sắt, người ta chỉ cần đến 1 toa thì bà phải dùng tới cả đoàn tàu.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện sở hữu khối tài sản ròng khoảng 1,2 tỷ đô la Mỹ
Dám nghĩ dám làm nên chỉ sau 3 năm khởi nghiệp, bà đã có trong tay 1 triệu đô la Mỹ - số tiền rất lớn vào thời kỳ đó nhờ kinh doanh cao su tự nhiên, máy fax, máy văn phòng và hàng điện tử. Với số vốn ban đầu này, cô gái 21 tuổi khi đó chuyển hướng sang các mặt hàng công nghiệp như phân bón, máy móc, sắt thép,…
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đầu tư vào trong nước từ khá sớm và đều gặt hái nhiều thành công với hai lĩnh vực chính là bất động sản và tài chính. Với quyết tâm tạo dựng vị thế trong ngành hàng không giá rẻ, bà đã bỏ ra rất nhiều năm để nghiên cứu mô hình của AirAsia, Ryan Air và Southwest.
Năm 2007, bà nhận được giấy phép đầu tư vào Vietjet song buộc phải trì hoãn kế hoạch startup vì giá dầu cao vọt. Năm 2010, bà và hãng AirAsia đạt được thỏa thuận liên doanh song mô hình này cũng sớm đổ vỡ vì nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Năm 2011, CEO Nguyễn Thị Phương Thảo tự mở hãng bay của riêng mình. Thông qua Công ty Sovico Holdings, nữ tỷ phú và chồng mình là ông Nguyễn Thanh Hùng đã trở thành chủ sở hữu chính của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air.
Tiểu sử bà Nguyễn Thị Phương Thảo khiến nhiều người thán phục và kính nể
Trong rất nhiều năm, bà nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air và AirAsia. Nhận giấy phép để đầu tư Vietjet vào năm 2007 nhưng giá dầu cao đã buộc bà phải trì hoãn kế hoạch khởi động. Năm 2010, bà Thảo đạt được thỏa thuận liên doanh với AirAsia nhưng khi tiến hành lại gặp vướng mắc, khiến liên doanh đổ vỡ.
Một năm sau, bà tự mở hãng hàng không riêng. Thông qua công ty Sovico Holdings, bà và chồng - ông Nguyễn Thanh Hùng - là chủ sở hữu chính của Vietjet Air. Những ngày đầu, Vietjet Air từng tạo cú nổ lớn với dư luận và giới truyền thông nhờ kế hoạch quảng cáo “hãng hàng không bikini” đầy tranh cãi nhưng không thể phủ nhận, nhờ thế mà thương hiệu này lập tức được đông đảo khách hàng biết đến.
Ngay từ năm thứ 2 cất cánh, hãng đã có lãi và giai đoạn 2012 – 2016, hãng bay của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo đã chiếm tới 29% thị phần trong nước trong bối cảnh đối thủ chính là Vietnam Airlines kinh doanh kém hiệu quả và ngành giao thông vận tải tăng trưởng vượt bậc.
Kể từ khi IPO, cổ phiếu của Vietjet Air đã tăng tới 47%. Hiện hãng có tới 35 triệu khách hàng và 45 chiếc máy bay, thực hiện 300 chuyến bay/ngày với 63 đường bay trong nước và hàng chục chuyến bay quốc tế. Đồng thời, hãng cũng đạt được nhiều hợp đồng trị giá hàng chục tỷ đô la Mỹ.
Với CEO Nguyễn Thị Phương Thảo, không có thành công nào đến dễ dàng
Dù sự tăng trưởng của Vietjet khiến nhiều người phải ngỡ ngàng song với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tất cả đều nằm trong kế hoạch. Với bà, không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng mà đó là kết quả từ quá trình lao động vất vả cùng đam mê đủ lớn.
Nói về tương lai, CEO Vietjet cho biết bà đang kiến tạo và theo đổi mô hình hàng không thế hệ mới – con lai của hàng không truyền thống và giá rẻ dù sự cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ ngày càng khốc liệt. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiết lộ, Vietjet Air đặt mục tiêu trở thành một hãng hàng không tầm cỡ quốc tế chứ không phải gói gọn trong một hãng bay địa phương.