Nhuộm tóc cần chú ý điều gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

24-09-2020 10:50:11

Nhuộm tóc là một trong những hoạt động làm đẹp rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên việc làm này có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của bạn. Vậy làm thế nào để nhuộm tóc một cách an toàn?

Nhuộm tóc thường xuyên có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhuộm tóc đang là xu hướng làm đẹp được các chị em yêu thích vì mang lại sự trẻ chung, năng động cá tính. Tuy nhiên, việc lạm dụng nhuộm tóc quá nhiều trong thời gian ngắn là một trong nhữnglàm ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt với những người có da đầu nhạy cảm. Cụ thể, việc nhuộm tóc có thể khiến:

- Tóc dễ gãy rụng hoặc tóc rụng quá nhiều.

- Chất tóc bị khô, xơ, chẻ ngọn, mất độ bóng.

- Có thể bị viêm chân tóc (xuất hiện nốt đỏ ở chân tóc, ngứa, khó chịu) nếu rụng không đúng cách.

- Có thể bị viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc biểu hiện là xuất hiện các mảng đỏ ở da, tróc vảy, phù nề, nổi mụn nước..ở những vùng da tiếp xúc với tóc nhuộm và cả những vùng gần da đầu như cổm mặt..

- Thuốc nhuộm tóc có thể làm tăng hoặc giảm sắc tố trên da đầu.

- Có thể bị ung thư khi sử dụng thuốc nhuộm trong một thời gian dài, đặc biệt với các thuốc nhuộm sậm màu. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, việc nhuộm tóc sẽ làm nguy cơ bị ung thư của thai nhi tăng gấp 10 lần.

Một số lưu ý khi nhuộm tóc để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Lựa chọn thuốc nhuộm tóc

Trước khi nhuộm tóc, hãy chú ý đến việc lựa chọn thuốc nhuộm tóc, đặc biệt là khi hiện nay mọi người có xu hướng nhuộm tóc tại nhà. Hãy chú ý đến nồng độ phenylenediamines có trong thuốc nhuộm, cấm kỵ sử dụng thuốc nhuộm có nồng độ chất này trên 6%.

Hãy sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc có thành phần từ thiên nhiên, ở các thương hiệu uy tín, phù hợp với mái tóc của bạn. Ngoài ra, trước khi nhuộm tóc cần bôi thuốc lên da tay xem có bị dị ứng không mới bôi lên tóc.

Tránh tiếp xúc da trực tiếp với thuốc nhuộm tóc

Khi nhuộm tóc, tránh tiếp xúc da trực tiếp với thuốc nhuộm, cả tay, da đầu để không bị dị ứng. Hãy sử dụng găng tay và các dụng cụ để hạn chế nguy cơ dính thuốc nhuộm lên da càng nhiều càng tốt. Nếu có điều kiện, bạn hãy nhờ những người có tay nghề và kinh nghiệm nhuộm tóc hỗ trợ.

Sau khi nhuộm cần chăm sóc tóc kỹ hơn, gội đầu bằng các loại dầu gội, dầu xả có thành phần dưỡng ẩm cho tóc. Nên hấp dầu cho tóc nhuộm 1 tháng 1 lần.

Kiểm soát số lần nhuộm tóc

Khoảng cách các lần nhuộm không được quá gần nhau, bởi lẽ việc nhuộm tóc thường xuyên không chỉ gây tổn thương tóc mà còn có hại cho sức khỏe. Tốt nhất bạn không nên nhuộm tóc hơn 2 lần trong một năm. 

Một số trường hợp không nên nhuộm tóc

Những người có tiền sử bị bệnh huyết áp cao, bệnh tim, hen suyễn và một số bệnh khác (nhận tư vấn cụ thể của các bác sĩ chuyên môn) nghiêm cấm việc nhuộm tóc. Ngoài ra, các cặp vợ chồng đang lên kế hoạch sinh con, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng không nên nhuộm tóc.

Nguyệt Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //