Những lỗi phạt vi phạm giao thông từ 1/1/2017 người điều khiển xe nên nhớ
Bắt đầu từ ngày 1/1/2017, người điều khiển xe ô tô và các loại phương tiện tương tự nếu có hành vi dùng tay để sử dụng điện thoại trong lúc đang tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 600 – 800 nghìn đồng.
Lực lượng CSGT đường bộ sẽ chính thức áp dụng một số quy định xử phạt giao thông mới nhất kể từ ngày 1/1/2017 như phạt xe không chính chủ, lỗi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe,… Người tham giao giao thông có thể tham khảo một số quy định giao thông mới dưới đây để tránh mắc lỗi.
Phạt lỗi xe không chính chủ
Trong các quy định xử phạt giao thông mới nhất có lỗi phạt xe không chính chủ. Ảnh minh hoạ
Kể từ ngày 1/1/2017, người tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100 – 200 nghìn đồng đối với cá nhân và từ 200 – 400 nghìn đồng với tổ chức nếu không làm thủ tục để sang tên xe trong các trường hợp mua bán, được thừa kế, được điều chuyển, được phân bổ hoặc được cho, tặng xe gắn máy, xe mô tô hoặc các loại xe tương tự, báo VnExpress cho hay.
Tuy nhiên, CSGT không có quyền tự tiện dừng xe chỉ để phạt lỗi xe không chính chủ. Chỉ khi người điều khiển xe vi phạm giao thông thì mới phạt thêm lỗi này bên cạnh lỗi vi phạm ban đầu. Các trường hợp người trong cùng gia đình dùng chung xe, bố mẹ cho con xe để đi sẽ không bị phạt, song phải chứng minh được quan hệ họ hàng, thân thích với chủ sở hữu xe.
Phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe
Người lái xe không được phép dùng tay sử dụng điện thoại. Ảnh minh hoạ
Người điều khiển xe ô tô và các loại phương tiện tương tự nếu có hành vi dùng tay để sử dụng điện thoại trong lúc đang tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 600 – 800 nghìn đồng. Trường hợp tài xế dùng headphone hay tai nghe bluetooth sẽ không xử phạt, nhưng bị CSGT nhắc nhở.
Ngoài ra, người chạy xe máy cũng không được phép dùng thiết bị âm thanh hay điện thoại di động trong lúc điều khiển phương tiện. Trường hợp vi phạm sẽ bị coi là vi phạm giao thông và phải lập biên bản xử lý, báo Thanh Niên đưa tin.
Các lỗi xử phạt đối với taxi, xe tải
Taxi chở khách không có hộp đèn “Taxi” hoặc có hộp đèn nhưng không hoạt động, không được gắn cố định lên nóc xe; không có thiết bị để in hoá đơn được kết nối cùng đồng hồ tính cước; không có hoặc không lắp đồng hồ tính cước theo đúng quý định sẽ bị phạt từ 4 – 6 triệu đối với tổ chức và 2 – 3 triệu đồng với cá nhân.
Quy định xử phạt giao thông mới nhất sẽ áp dụng với cả xe khách quá tải trọng. Ảnh minh hoạ
Xe tải quá trọng, quá khổ giới hạn của hệ thống cầu đường (kêt cả xe khách) trên 20 – 50% sẽ bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng. Quy định xử phạt giao thông mới nhất này không áp dụng với trường hợp người lái xe có giấy phép lưu hành vẫn còn giá trị sử dụng.
Nếu xe vượt quá tải trọng của cầu, đường từ 50 – 70% sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng; vượt từ 100 – 150% sẽ bị phạt từ 7 – 8 triệu đồng; vượt trên 150% sẽ bị phạt từ 14 – 16 triệu đồng.