Nhà giáo và nỗi lo về các căn bệnh nghề nghiệp thường xuyên mắc phải
Từ xưa đến nay nghề giáo luôn được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Bên cạnh niềm vui dạy học và sự tôn vinh của xã hội thì giáo viên còn phải đối mặt với rất nhiều bệnh do đặc thù nghề nghiệp mang lại.
Ảnh minh họa
Nghề giáo tuy luôn được trân quý và ngưỡng mộ, nhưng lại tiềm ẩn vô vàn rủi ro sức khỏe. Dưới đây là những căn bệnh giáo viên hay mắc phải.
Các bệnh về đường hô hấp
Đây là bệnh về đường hô hấp là phổ biến nhất cúa các giáo viên vì môi trường làm việc của họ phải tiếp xúc nhiều với bụi phấn, nhất là ở giáo dục chưa hiện đại hóa của nước ta hiện nay thì việc dùng các công cụ hiện đại chiếm rất ít,ở đại đa số các trường học, giảng dạy vẫn dùng phấn trắng bảng đen,khối lượng bụi phần hít vào phổi hằng ngày là rất lớn.
Lâu ngày tích tụ làm cho giáo viên rất dễ mắc các bệnh viêm xoang, dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản… nhiều bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó chữa trị, rất nhiều giáo viên không thể tiếp tục đã phải chuyển sang làm việc khác.,
Các bệnh về họng, thanh quản
Môi trường làm việc của giáo viên phải nói liên tục, nói to và rất nhiều trong một ngày,đặc biệt là với những người giọng nói trầm thì việc vận động hai dây thanh quản là càng cao hơn. Nói liên tục và nhiều,đặc biệt là trong những ngày có tiết dạy nhiều thì việc rát họng trở nên phổ biến, lâu ngày họng dễ bị viêm họng hạt, rồi trở nên mãn tính.
Viêm thanh quản là căn bệnh thường gặp ở những người đứng lớp. Khi người bệnh bị viêm thanh quản đồng nghĩa với dây thanh bị kích thích và gây viêm. Tình trạng này gây nên sự biến dạng của các âm thanh khi đi qua dây thanh quản. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân trong đó có các nhà giáo bị khàn giọng.
Viêm thanh quản có thể cấp tính (chỉ tạm thời trong thời gian ngắn) và có thể mạn tính (thời gian kéo dài và khó chữa trị hơn).
Khàn tiếng, mất tiếng không gây chết người nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân cũng như công việc giảng dạy của người làm nghề giáo viên.
Các bệnh về xương khớp
Mỗi tiết học mà giáo viên phải giảng dạy có thể kéo dài từ 40 - 60 phút, thậm chí có thể dài hơn, trong suốt thời gian này, ngồi và đứng là 2 động tác nhiều nhất. Nếu 2 động tác này thường xuyên ở tư thế không đúng như: Ngồi không thẳng lưng, chân không vuông góc với sàn, đứng cong lưng, cúi/rướn người, kiễng gót… sẽ dẫn đến xương khớp về lâu về dài.
Các bệnh về xương khớp mà giáo viên thường gặp, bao gồm: Đau/vẹo cột sốt, thoái hóa cột sống, thoái hóa đầu gối, đau cổ, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…
Chứng suy nhược thần kinh và stress
Đây là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Nghề dạy học là nghề lao động trí óc liên tục, suy nghĩ thường xuyên, đôi khi trăn trở đi cả vào giấc ngủ, trong khi đó chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thường không được bảo đảm.
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, giáo viên rất dễ bị rối loạn tâm thần như kiệt sức, mệt mỏi và đau đầu thường xuyên hơn so với các nhóm nghề nghiệp khác. Tuy nhiên, các vấn đề tâm thần lại phổ biến hơn ở những người làm nghề dạy học: Có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ, hay quên, đau nhức, căng thẳng, lo âu, bồn chồn và cảm thấy khó chịu.
Theo các nhà Tâm lý học(qua một cuộc khảo sát về hội chứng "Stress" ở các nghề nghiệp) gần đây thì "Stress" ở giáo viên đứng vào hàng thứ 15 trong số 41 nghề được khảo sát.
Giống như một số ngành nghề khác, dạy học cũng không vượt ra khỏi quy luật của bệnh nghề nghiệp. Theo đánh giá của giới y khoa, ngoài triệu chứng viêm họng thường xuyên, các giáo viên còn mắc nhiều căn bệnh mãn tính do nghề giáo mang lại như cận thị, giãn tĩnh mạch...
Để phòng tránh một số bệnh nghề nghiệp trên, trước tiên giáo viên cần chăm sóc sức khỏe bản thân với lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, tăng cường thập luyện thể thao nhằm có sức khỏe dẻo dai, sức đề kháng tốt để tiếp tục dành tâm huyết vào sự nghiệp trồng người.