Nhận biết ngay bệnh viêm nướu răng để điều trị sớm

17-01-2023 16:51:27

Bệnh viêm nướu răng là giai đoạn khởi phát của viêm nha chu. Viêm nướu răng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thậm chí dẫn tới mất răng.

Bệnh viêm nướu răng là tình trạng nhiều người gặp phải

Bệnh viêm nướu là gì?

Viêm nướu răng còn gọi là viêm nướu hoặc viêm lợi là một dạng bệnh nướu răng phổ biến và là biểu hiện nhẹ của bệnh viêm nha chu. Viêm nướu gây kích ứng, sưng đỏ, viêm ở phần nướu xung quanh chân răng.

Có hai loại bệnh viêm nướu răng chính, bao gồm:

  • Bệnh viêm nướu răng do mảng bám: Đây là dạng viêm lợi phổ biến nhất, hình thành khi vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Bên cạnh đó, các yếu tố toàn thân, thuốc men hoặc suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến các mảng bám hình thành trên răng.
  • Viêm nướu răng không do mảng bám: Tình trạng này có thể do vi khuẩn, virus hoặc một số loại nấm gây ra. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này là do vệ sinh răng miệng kém.

Bệnh viêm nướu có thể phục hồi tốt nếu được vệ sinh răng miệng phù hợp. Tuy nhiên nếu không điều trị, viêm nướu sẽ dẫn đến viêm nha chu, gây phá hủy mô và tiêu xương xung quanh răng, cuối cùng là dẫn đến mất răng.

Triệu chứng của bệnh viêm nướu răng

Bệnh nướu răng có thể tiến triển mà không gây đau, do đó thường ít khi có các dấu hiệu rõ ràng, ngay cả khi trong giai đoạn cuối. Mặc dù các triệu chứng thường khó nhận biết, tuy nhiên cũng có những biểu hiện bất thường chẳng hạn như:

  • Nướu răng bị chảy máu trong và sau khi đánh răng
  • Nướu đỏ, sưng và mềm hơn bình thường
  • Hôi miệng dai dẳng hoặc có mùi hôi, khó chịu trong miệng
  • Tụt nướu gây lộ chân răng
  • Hình thành các túi sâu giữa răng và nướu
  • Răng có cảm giác lung lay hoặc dịch chuyển
  • Có các thay đổi về các răng khớp với nhau khi cắn hoặc nhai
  • Xuất hiện mủ giữa răng và lợi
  • Đau khi nhai
  • Răng có dấu hiệu nhạy cảm: ê buốt khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh

Ngay cả khi không nhận thấy bất cứ triệu chứng nào, người bệnh cũng có thể bị viêm nướu răng theo một mức độ nào đó. Ở một số người, bệnh nướu răng chỉ ảnh hưởng đến một số răng nhất định, chẳng hạn như răng hàm. Chỉ có nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên ngành nha chu mới có thể xác định được sự tiến triển của viêm nướu răng và các bệnh nha chu. Do đó, người bệnh cần đến gặp nha sĩ định kỳ 2 lần mỗi năm để được chẩn đoán và có biện pháp chăm sóc răng phù hợp.

Hình ảnh viêm nướu răng dễ nhận thấy

Nguyên nhân gây ra viêm nướu răng

Vệ sinh răng miệng kém

Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ khiến cặn thức ăn còn giữ lại trong kẽ răng, chải răng sai cách, không làm sạch các mảng bám và cao răng trong miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công chân răng, sản sinh ra các enzyme làm phá hủy liên kết của các biểu mô giữa nướu và răng, gây ra viêm lợi.

Do tác dụng phụ của thuốc

Có nhiều loại thuốc uống như thuốc chống trầm cảm, lợi niệu, histamin... gây ra khô miệng, làm giảm tiết nước bọt. Nước bọt không đủ tiết ra sẽ làm mảng bám và cao răng ngày càng tích tụ, gia tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Ăn nhiều đồ ăn ngọt, hoặc dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá... sẽ dễ gây ra mảng bám trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm nướu tiến triển.

Do biến chứng tiểu đường

Phần lớn người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc các bệnh nha chu nặng. Nguyên nhân do khi lượng đường huyết không được kiểm soát tốt thì nguy cơ mắc bệnh viêm nướu răng là rất cao. Vì đường huyết cao làm tăng áp lực lên mạch máu, đồng thời giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô nướu, khiến nướu dễ yếu đi và bị nhiễm khuẩn.

Các phương pháp điều trị viêm nướu răng hiệu quả

Điều trị kịp thời viêm nướu răng sẽ giúp cho bệnh nhanh lành và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh cũng như nguy cơ gây mất răng.

Việc điều trị cần kết hợp cả dùng thuốc theo chỉ định của nha sĩ (để xử lý tình trạng viêm nhiễm nướu răng) và chăm sóc răng tại nhà để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa các bệnh răng miệng tái phát.

1. Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh viêm nướu răng và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát như nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine hay các thuốc kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị tình trạng viêm nướu răng dai dẳng.

2. Lấy cao răng định kỳ

Là quá trình làm sạch loại bỏ hoàn toàn mảng bám, cao răng trên bề mặt răng được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa. Nha sĩ có đầy đủ dụng cụ nha khoa, tia laser và thiết bị siêu âm để đảm bảo việc lấy cao răng và chăm sóc răng miệng an toàn và hiệu quả.

Nên lấy cao răng theo định kỳ để giảm viêm nướu răng

3. Đánh răng đúng cách

Nên đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, mỗi lần đánh răng tối thiểu 2 phút, cần đảm bảo làm sạch các bề mặt răng. Có thể sử dụng bàn chải điện để làm sạch răng tối ưu hơn.

4. Sử dụng nước súc miệng

Một số loại nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước súc miệng thảo dược có khả năng giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu hiệu quả. Bởi chúng có khả năng giảm viêm giúp làm dịu nướu đang bị đau, sưng và chảy máu.

5. Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược

Khác với các loại nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng thảo dược được cô đặc hơn và chứa hàm lượng dược liệu cao dùng để ngậm giữ trong miệng khi cần hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng.

Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược có chứa các thành phần như Lá lấu, Xuyên tiêu, Cam thảo giúp hỗ trợ làm giảm nhanh các tình trạng đau nhức răng miệng, ngăn ngừa tình trạng viêm nướu lợi.


Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược giúp làm sạch răng miệng tối ưu

6. Sử dụng xịt răng miệng thảo dược

Ngoài các giải pháp trên, bạn có thể lựa chọn một cách mới trong việc khắc phục tình trạng viêm nướu răng đó là sử dụng xịt răng miệng thảo dược xịt trực tiếp vào vùng nướu răng bị viêm.

Với các thảo dược tự nhiên kết hợp, dung dịch xịt răng miệng sẽ giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm răng miệng hiệu quả. Tiêu biểu như sản phẩm Xịt Răng Miệng Nhất Nhất của Dược Phẩm Nhất Nhất.

Nhờ vòi xịt dài nên bạn có thể đưa dung dịch vào sâu trong khoang miệng, đến phần nướu răng bị viêm. Để có hiệu quả tối ưu, bạn nên xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

 

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Giúp giảm nhanh:

- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng

- Đau rát, viêm loét miệng

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Điện thoại: 1800.6689 (Giờ hành chính)

 

 

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //