Nguyên nhân bệnh viêm gan B và những điều ít người biết

31-10-2024 10:39:08

Viêm gan B là nguyên nhân số một gây xơ gan, ung thư gan và tử vong do ung thư. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm gan B cũng những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe.

Nguyên nhân bệnh viêm gan B ở người là gì?
MỤC LỤC
Viêm gan B là gì?
Triệu chứng viêm gan B
Nguyên nhân bệnh viêm gan B
Đối tượng dễ nhiễm virus HBV
Các chỉ số xét nghiệm virus viêm gan B
Điều trị và chăm sóc người bệnh viêm gan B như thế nào?
Thuốc Giải độc gan Đông y - Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm gan B

Viêm gan B là gì?

Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra, ảnh hưởng đến chức năng và tế bào gan.
Virus hoạt động có thể gây ra nhiều triệu chứng, từ nhẹ đến nặng, nhưng đều làm suy giảm chức năng gan và gây ra nhiều ảnh hưởng cho cơ thể.Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa phơi nhiễm virus viêm gan B. 
 
Viêm gan B thường diễn biến thành 2 dạng chính: 
 
• Cấp tính: Là giai đoạn đầu của bệnh, có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn (dưới 6 tháng). Trong giai đoạn cấp tính người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, vàng da, nước tiểu sẫm màu,...
• Mãn tính: Nhiễm virus quá 6 tháng được coi là viêm gan B mãn tính. Viêm gan mãn tính do virus HBV là nguyên nhân gây ra 80% số ca xơ gan và ung thư gan. Ung thư gan là một trong những loại ung thư mắc phải nhiều nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu do ung thư.

Triệu chứng viêm gan B

Viêm gan B là bệnh tiến triển thầm lặng, các triệu chứng bệnh biểu hiện ở mức độ mở nhạt, khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn sau của bệnh, các triệu chứng mới biểu hiện rõ rệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 
 
Các triệu chứng viêm gan có thể gặp phải bao gồm:
• Mệt mỏi
• Vàng da và vàng mắt
• Đau bụng, đặc biệt ở vùng gan
• Ngứa da
• Mất cảm giác thèm ăn và giảm cân
 

Triệu chứng viêm gan B thường gặp

Nguyên nhân bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) gây ra và có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm: 
 
Lây truyền qua đường máu
 
Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu thông qua các hoạt động như: 
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm, tiêm chích ma túy
  • Nhận truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu có chứa virus
  • Sử dụng các dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách
  • Xăm hình, xỏ khuyên, làm móng 
  • Thực hiện các thủ thuật y tế không đảm bảo vệ sinh.
Lây nhiễm từ mẹ sang con
 
Trẻ sơ sinh có thể nhiễm virus viêm gan B từ mẹ dưới 2 hình thức chính:
• Trong thai kỳ: virus có thể xâm nhập vào cơ thể thai nhi qua nhau thai tuy nhiên khả năng lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mang thai là thấp.
• Trong quá trình sinh: trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm virus qua tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của mẹ trong quá trình sinh.  
 
Lây truyền qua đường tình dục
 
Viêm gan B có thể lây truyền khi có quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng giới, do tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu của người bệnh.
Lưu ý
Viêm gan B không lây lan qua đường tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn hoặc sử dụng chung dụng cụ ăn uống. 
Virus cũng không lây lan khi ở gần người bệnh ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với bề mặt có nước bọt của người bệnh khi ho, hắt hơi và nói chuyện. 
 

Các con đường lây nhiễm viêm gan B
 
Đối tượng dễ nhiễm virus HBV
 
Những nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác, bao gồm:
• Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh
• Người tiêm chích ma tuý hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm
• Quan hệ tình dục với bệnh nhân viêm gan B
• Người có cùng lúc nhiều bạn tình
• Quan hệ đồng giới nam
• Sống chung với người bị viêm gan B 
• Nhân viên y tế và nhân viên phòng thí nghiệm 
• Bệnh nhân chạy thận nhân tạo 
• Sinh sống hoặc đi du lịch thường xuyên tại khu vực có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao 
• Người bị tiểu đường, người nhiễm virus viêm gan C hoặc HIV 

Các chỉ số xét nghiệm virus viêm gan B

Việc chẩn đoán viêm gan B chủ yếu được thực hiện bằng cách xét nghiệm các chỉ số đặc hiệu trong máu. Các xét nghiệm được dùng trong để chẩn đoán viêm gan B bao gồm:
• Định tính HBsAg: HBsAg là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B, dùng để xác định sự tồn tại virus viêm gan B trong máu hay không.
• Định lượng HBsAg: được dùng để đo lượng HBsAg trong máu, giúp đánh giá mức độ hoạt động của virus trong cơ thể
• Anti-HBs (HBsAb): là kháng thể đặc hiệu kháng kháng nguyên bề mặt viêm gan B, dùng để xác định người bệnh đã khỏi bệnh hoặc đã được tiêm vaccine và có miễn dịch với virus.
• HBeAg: Kháng nguyên vỏ virus viêm gan B, sự hiện diện cho thấy virus đang nhân lên, có khả năng lây lan mạnh.
• Anti HBc: Kháng thể kháng kháng nguyên lõi virus viêm gan B, xét nghiệm giúp phát hiện kháng thể chống lại các phần của virus.
• HBV-DNA: xét nghiệm định lượng virus viêm gan B trong máu, nhằm xác định trạng thái trạng thái hoạt động và khả năng lây nhiễm cũng như đáp ứng điều trị 
• ALAT/ASAT: đo nồng độ enzyme trong máu, giúp đánh giá mức độ tổn thương gan

Điều trị và chăm sóc người bệnh viêm gan B như thế nào?

Việc điều trị viêm gan B tùy thuộc vào mức độ hoạt động của virus, các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
 
Viêm gan B cấp tính
 
Viêm gan do virus HBV cấp tính thường không cần điều trị đặc hiệu. Hầu hết bệnh nhân có thể tự hồi phục mà không cần thuốc.
Chăm sóc hỗ trợ: Cần nghỉ ngơi, uống đủ nước và ăn uống cân bằng để hỗ trợ gan phục hồi.
Theo dõi triệu chứng: Nếu triệu chứng nặng hoặc có dấu hiệu suy gan, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.
 

Tiến triển của bệnh lý viêm gan B
 
Viêm gan B mãn tính
 
Kháng virus: với các trường hợp viêm gan B mãn tính virus không hoạt động không cần điều trị. Với các trường hợp virus hoạt động, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị thuốc kháng virus tenofovir hoặc entecavir. 
Theo dõi định kỳ: cần thường xuyên định lượng virus trong máu, xét nghiệm kiểm tra men gan và các dấu hiệu tổn thương gan.
 
Chăm sóc sức khỏe tổng quát
 
Chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, đường, muối. Uống đủ 2l nước mỗi ngày
Tránh rượu, thuốc lá và các chất độc hại: Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích đều có thể gây tích tụ độc tố trong gan, dẫn tới tổn thương gan nghiêm trọng hơn.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh: tránh căng thẳng, luyện tập thể dục và các bài tập tăng cường sức khỏe hàng ngày để duy trì cân nặng hợp lý, cải thiện sức khỏe tổng quát và đề kháng của cơ thể. 
Theo dõi tình trạng sức khỏe: người bị viêm gan B cần đi khám định kỳ để kiểm soát hoạt động của virus cũng như ảnh hưởng trên lá gan.
Chủ động bảo vệ và tăng cường chức năng gan: chủ động trong việc thải độc gan, sử dụng các sản phẩm bổ gan, tăng cường chức năng gan để có một lá gan khỏe mạnh, ngăn ngừa virus có cơ hội gây tổn thương.

Thuốc Giải độc gan thảo dược - Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm gan B

Với thành phần chính là các dược liệu đã được chứng minh về tác dụng có lợi cho gan, thuốc Giải độc gan Đông y là giải pháp mang tới hiệu quả nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.
Được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép, được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm gan. 
Thuốc Giải độc gan Đông y giúp hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan.
Ngoài ra, người có yếu tố nguy cơ cao như thường xuyên sử dụng rượu bia, tân dược, phải tiếp xúc hóa chất độc hại cũng có thể sử dụng để bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy.
Hiện nay sản phẩm đã bán tại hiệu thuốc trên toàn quốc, dạng viên thuận tiện sử dụng, người mắc bệnh viêm gan B có thể tham khảo sử dụng.
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc GIẢI ĐỘC GAN NHẤT NHẤT

BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN

Thành phần (cho một viên nén bao phim):
462mg cao khô tương đương: Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 420mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 420mg, Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 420mg, Diệp hạ châu (Herba Phyllanthi amari) 840mg, Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 420mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 420mg, Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei) 840mg, Phục linh (Poria) 420mg, Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 420mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng:  Nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.
Chỉ định:  
Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi,  vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan.
Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.
Liều dùng - Cách dùng:
Uống thuốc tốt nhất vào lúc đói.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em từ 8-12 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Trường hợp thận trọng khi dùng thuốc: Nam giới có ý định sinh con.
Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Không ăn măng, trứng, đồ chiên xào nhiều mỡ. Không uống nước đá, tắm nước lạnh khi dùng thuốc. 
CHÚ Ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả Giải Độc Gan Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 10-15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng để khỏi lãng phí. 
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (giờ hành chính) - Fax: 0272.3817.337
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 02/2023/XNQC/YDCT 
Giải Độc Gan Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //