Người già dặn: Bày 6 "cây vàng" trong nhà vào dịp Tết, năm mới đón tài lộc, may mắn, cát tường
Người già dặn, Tết Nguyên đán, bạn nhất định phải bày 6 cây cảnh này trong nhà để đón may mắn, tài lộc, sức khỏe trong năm mới.
Vậy 6 "cây vàng" mà người già dặn nên bày trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán là gì?
Mọi người đang nô nức chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Một trong những việc quan trọng là mua hoa, cây cảnh có ý nghĩa phong thủy tốt lành về bày trong nhà.
Màu vàng được coi là biểu tượng của sức khỏe, giàu có, quyền lực. Theo người già, bày những "cây vàng" trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán sẽ mang ý nghĩa phú quý, may mắn.
Những cây cảnh này trĩu quả vàng, không chỉ đẹp mà còn cho trái cây thơm ngon, giúp bạn đón Xuân mới thơm phức.
Cây càng có nhiều quả chín vàng, nặng trĩu sẽ càng tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc của gia đình. Những cây này bày trong nhà hoặc ở công ty vào dịp Tết Nguyên đán để năm mới làm ăn phát đạt, tài lộc dồi dào,
1. Người già dặn: Tết Nguyên đán bày cây quất để đón tài lộc
Quất là cây cảnh tốt lành, rất tốt cho phong thủy gia đình. Cành lá sum suê, hương hoa thơm ngát, quả vàng lúc lỉu tượng trưng cho sự "giàu có, may mắn và thịnh vượng".
Theo người già, đặt quất trong nhà lâu dài có thể thu hút và giữ lại Thần Tài. Cành, lá và quả quất đều có thể tỏa ra hương thơm, làm cho không khí có mùi thơm tươi mát.
Trong tiếng Hán, từ “quất” gần giống âm của từ “cát”, cây quất thường được chọn để tranh trí trong nhà vào ngày Tết Nguyên đán.
Người ta thường chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng đều, sai quả thể hiện sự phù trú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Do đó, mỗi khi Tết Nguyên đán đến, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình.
Trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hay cửa hàng sẽ mang lại cát khí lớn, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Cây quất còn là biểu tượng của sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.
Đặc biệt khi bày cây cảnh này trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán, nó đặc biệt tạo ra không khí lễ hội vui mừng, có thể mang lại những phúc lành sâu sắc cho gia đình. Ngoài ra, quả quất rất giàu vitamin C, ăn nhiều sẽ tốt cho cơ thể.
Chậu quất này cần đặt ở nơi có nhiều ánh nắng trong phòng khách, ánh sáng càng tốt thì cây sẽ sinh trưởng tốt hơn, hạn chế hiện tượng vàng lá, rụng lá. Bạn cũng có thể treo một số chiếc đèn lồng nhỏ lên cây quất để trang trí, nhìn rất vui mừng, tài lộc.
2. Người già dặn: Tết Nguyên đán bày cây phật thủ xua xui xẻo, đón may mắn
Phật thủ (tên khoa học là "Citrus medica var. Sarcodactylis và tên tiếng Anh là Buddha's hand cũng có nghĩa là "Tay phật".
Quả Phật thủ khi chín có màu vàng óng, mùi thơm nồng, mùi thơm khiến người ta cảm thấy thư thái, vui vẻ.
Hình dáng quả phật thủ rất kỳ lạ, giống như bàn tay con người, năm ngón khép vào nhau, có một số hình có phần dưới sát vào nhau, phần trên tách ra trông rất giống bàn tay đang khum lại nên được gọi là bàn tay Phật.
Loại quả này mang ý nghĩa đẹp đẽ về gia đình phú quý, thịnh vượng. Quả phật thủ có hương thơm thanh thoát, theo phong thủy, cây cảnh phật thủ có thể trừ tà, mang đến may mắn, tốt lành cho gia chủ, đón khách quý, mang đến tài lộc.
Cây cảnh phật thủ được xem như là biểu tượng của bàn tay phật, ôm ấp và bảo bọc họ tránh khỏi tà ma, mang lại may mắn, thuận lợi, như ý.
Chính vì có hương thơm đặc biệt, dài lâu cùng với ý nghĩa tâm linh như vậy mà người già cho rằng, dùng phật thủ để trưng trên bàn thờ Phật, tổ tiên mong muốn lưu giữ thần Phật, tổ tiên trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia đình nhiều may mắn, an lành và no ấm.
Hoa phật thủ khi nở ra có mùi thơm, nở thành từng chùm rất dễ chịu, có tác dụng thử mùi, thanh khiết phòng rất tốt. Quả phật thủ chín vàng từ tháng 11 đến Tết, quả chín có thể treo trên cành khoảng 3 tháng, có tính trang trí cao.
Có thể nói, toàn thân cây cảnh phật thủ đều là bảo bối. Rễ, thân, lá, hoa và quả của nó có thể được sử dụng cho mục đích y học. Vỏ phật thủ có thể dùng làm mứt hoặc pha trà.
Rễ, thân và lá của cây phật thủ có tác dụng giảm đáng kể đối với bệnh viêm phế quản và hen suyễn. Thường dùng phật thủ cũng có thể kéo dài tuổi thọ.
3. Người già dặn: Tết Nguyên đán bày cây chanh để để gia đình vượng khí, viên mãn
Chanh mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ. Trái chanh tròn lúc lỉu, vàng ươm tượng trưng cho sự đông con cháu, tài lộc sum vầy, viên mãn tròn đầy. Cây chanh giúp mang lại vượng khí cho gia đình, con cháu đầy đàn đông đủ hạnh phúc.
Tết Nguyên đán bày chậu chanh trong nhà có ý nghĩa phong thủy rất tốt.
Trồng chanh còn mang lại hương thơm thư giãn tăng cường sức khỏe bảo vệ gia chủ. Mỗi ngày một cốc nước chanh còn quý hơn thần dược vì giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, bồi bổ tăng cường miễn dịch.
Lá chanh, quả chanh là những thứ gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Chúng cũng là vị thuốc quý khi bị ho, mụn nhọt, viêm họng...
Cây chanh này đặc biệt thích hợp để trồng trong chậu tại nhà. Hơn nữa, bản thân chanh có khả năng thanh lọc không khí mạnh mẽ, cành, lá và quả của nó có mùi độc đáo ức chế vi trùng.
Chậu chanh trong nhà nên đặt ở vị trí trong phòng khách có ánh sáng tốt, chú ý thông gió, khi Tết xong, nhiệt độ tăng cao, có thể chuyển chanh ra ngoài để bảo dưỡng. môi trường bảo trì ngoài trời có thể làm cho chanh kết nhiều trái hơn.
4. Người già dặn: Tết Nguyên đán bày quả "dư thừa" để năm mới có của ăn của để
Trái dư (còn gọi là cà đầu bò, cà vú, quả nhũ hoa, quả vú bò..., tên tiếng Anh là Solanum Mammosum) khá phổ biến trong những năm gần đây.
Hình dáng quả rất bắt mắt, màu sắc vàng óng, hình thù kỳ lạ. Nếu được xếp tầng tầng lớp lớp tạo thành thế bonsai nhìn rất thích mắt.
Quả này có màu vàng ươm, bóng, hình thù khá lạ với 5 tai xòe ra (phần thịt thừa) như hình bông hoa. Chúng có 5 phần “thịt dư” trên trái đều nhau thể hiện cho sự dư giả tròn đầy, sung túc, giá cũng sẽ đắt đỏ hơn những quả chỉ có 3-4 tai xòe ra.
Phần "dư" này chính là một phần quan trọng, thể hiện sự dư giả, tròn đầy, sung túc. Trong quan niệm của người già, Tết Nguyên đán, mâm ngũ quả trưng ngày tết thường gồm đủ loại trái cây với ý nghĩa của sự tròn đầy, sung túc, may mắn.
Và trái dư có nghĩa sang năm mới làm ăn dư thừa, có của ăn của để. Đây cũng là loại quả được rất lâu và không bị đổi màu, không bị khô héo.
Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường xếp quả dư thừa thành 1 tháp và gọi là "cây ngũ đại đồng đường", tượng trưng cho mong ước con đàn cháu đống, gia đình sum vầy, hạnh phúc, rất được mọi người ưa chuộng.
Tuy nhiên, mọi người lưu ý là loại quả này có độc nên không được ăn và cần để xa tầm với của trẻ em, tránh để trẻ em tò mò đưa vào miệng.
5. Người già dặn: Tết Nguyên đán bày cây cam để chiêu may, hái lộc
Cây cam cũng là những loại cây mang nhiều ý nghĩa biểu tượng trong văn hóa truyền thống, đại diện cho điềm lành, đoàn tụ và may mắn.
Quả cam tượng trưng cho sự may mắn và giàu có, còn lá xanh và quả cam của cây lại thêm sức sống, màu sắc gia đình vào dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, cam mọng nước và ngọt ngào, tượng trưng cho sự sum họp gia đình và hạnh phúc ngọt ngào.
Trong dịp Tết Nguyên Đán hoặc các lễ hội quan trọng khác, đặt một vài chậu cam trong phòng khách không chỉ có thể tăng thêm không khí lễ hội mà còn mang lại sự hòa thuận, hạnh phúc và sung túc cho gia đình.
Trong dịp Tết Nguyên Đán hoặc các lễ hội quan trọng khác, đặt một vài chậu cam trong phòng khách không chỉ có thể tăng thêm không khí lễ hội. Ảnh minh họa discover.hubpages
Theo quan niệm của người già, những quả cam chín vàng tượng trưng cho vàng, vì chữ “cam” phát âm là “kim” tức là vàng.
Vì vậy, nếu trang trí những vật dụng có nhiều màu cam, vàng rực rỡ trong nhà vào những ngày đầu năm sẽ ngụ ý mạng lại nhiều tài lộc.
Cây cam hay cây chanh, cây quất cảnh có nhiều quả chín nặng trĩu tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc của gia đình.
Ngoài việc tượng trưng cho sự may mắn, cây cam còn có những lợi ích khác. Quả của chúng có thể ăn được và rất giàu vitamin C và chất xơ, giúp duy trì sức khỏe tốt.
Ngoài ra, lá, hoa, quả của cây cam còn tỏa ra mùi thơm tươi mát, mang lại bầu không khí dễ chịu cho sân nhà, rất tốt cho phong thủy.
6. Người già dặn: Tết Nguyên đán bày cây bưởi để năm mới được mùa
Những cây bưởi với quả vàng lúc lỉu, nặng trĩu cũng được nhiều người ưa thích "lên đời" thành cây cảnh trưng bày vào dịp Tết Nguyên đán.
Cùng với những cây quả vàng khác như cam, quýt, phật thủ... bưởi tạo nên ngũ quả mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia đình.
Theo người già loại cây tượng trưng cho sự sum vầy và no đủ, mang lại may mắn, tiền tài và danh vọng, đồng thời là biểu tượng của sự sum họp, đoàn viên.
Nếu trưng cây bưởi trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán sẽ giúp gia đình hòa thuận, có được nhiều niềm vui, cũng như hạnh phúc.
Nếu trưng cây bưởi trong nhà vào dịp Tết Nguyên đán sẽ giúp gia đình hòa thuận, có được nhiều niềm vui, cũng như hạnh phúc.
Màu vàng ươm của bưởi thể hiện cho sự ấm áp, may mắn. Nó là màu đẹp để khởi sắc đầu năm để cả năm làm ăn tấn tới. Ngoài ra, màu vàng còn là màu của vàng bạc, châu báu thể hiện tài lộc.
Hoa bưởi có mùi thơm dễ chịu, thường được ướp với chè, hương thơm của hoa bưởi giúp tinh thần thư thái , làm giảm những cơm mệt mỏi, đau đầu tan biến một cách nhanh chóng…
Quả bưởi không chỉ dùng để ăn trực tiếp mà nó còn là một trong những phương thuốc quý, với thành phần giàu chất viatmin C, có tác dụng chống oxy hóa, gúp cơ thể chống lại những stress, giảm những áp lực cho cuộc sống...