Người bệnh thận có được ăn khoai lang không?
Khoai lang từ lâu được biết đến là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng có phải ai ăn cũng tốt và người bệnh thận có nên ăn khoai lang hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời dưới đây.
Khoai lang có rất tốt cho sức khỏe nhưng liệu người bệnh thận ăn khoai lang có tốt không?
Khoai lang là loại củ dân dã, dễ kiếm, giá rẻ nhưng lại là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Đối với người khỏe mạnh, ăn khoai lang hằng ngày cung cấp các dưỡng cần thiết cho cơ thể, rất có lợi cho sức khỏe,. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh thận, khoai lang có thể gây tác hại vì thế người bệnh thận nên cân nhắc khi ăn loại củ này.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Với hơn 40 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, trao đổi với PV Đời sống Plus, GS.TS Dương Trọng Hiếu - chuyên gia Y học cổ truyền cho hay, khoai lang là loại thức ăn tuyệt vời mà tạo hóa ban cho con người vì chứa rất nhiều Vitamin, đặc biệt là Vitamin A, C và Vitamin nhóm B. Về khoáng chất, khoai lang chứa rất nhiều khoáng chất trong đó có Kali và Magie; khoai lang cũng chứa rất nhiều chất xơ. Chưa kể khoai lang lại là thức ăn rẻ và phổ biến ở nước ta. Một củ khoai lang vừa chứa lượng Kali nhiều hơn 28% so với một trái chuối.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang được đánh giá rất cao
Chức năng của thận
Thận được biết tới là một chiếc máy lọc trong cơ thể có chức năng lọc bỏ những chất dư thừa cùng với những chất thải ra ngoài. Bên cạnh đó, thận cũng giúp duy trì sự cân bằng của các chất lỏng, các chất điện phân nhằm giải phóng Hormone và điều tiết huyết áp.
Khi thận khỏe mạnh cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động của cơ thể cũng được đảm bảo. Nhưng khi chức năng thận bị suy giảm, điều đó cũng khiến cho khả năng lọc những chất độc hại của thận ra ngoài cơ thể bị giảm đi đáng kể. Những chất dinh dưỡng trong cơ thể bị tích lũy lại không thể đào thải ra ngoài khiến cơ thể gặp nguy hiểm. Tác hại từ Vitamin và khoáng chất dư thừa trong máu làm tổn thương thận và dẫn đến tổn thương cơ quan khác, sưng phù cơ thể và huyết áp cao.
Khi thận yếu, đồng nghĩa với việc khả năng đào thải và loại bỏ kali dư thừa ra bên ngoài cơ thể cũng bị hạn chế. Điều đó khiến cho lượng kali dư thừa bị tích tụ lại có thể dẫn đến rối loạn, suy nhược nhịp tim, gây ra đau tim.
Một trong những chức năng của thận là lọc bỏ những chất dư thừa cùng với những chất thải ra ngoài cơ thể
Người bệnh thận có nên ăn khoai lang
Đối với người mắc bệnh thận, việc kiểm soát chế độ ăn uống là điều hết sức cần thiết và lượng thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng vì chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Đặc biệt là phải kiểm soát lượng thức ăn chứa nhiều kali và vitamin A, tuy nhiên đây lại là hai chất dinh dưỡng hàng đầu có trong khoai lang.
Hàm lượng Kali dư thừa có thể gây nguy hiểm bao gồm các hiện tượng yếu mệt, loạn nhịp tim. Đối với người bệnh thận, phải đảm bảo nồng độ Kali trong máu không quá cao.
Khi đang bị bệnh thận, bạn cần phải kiểm soát lượng kali hàng tháng và phải được duy trì ở mức độ an toàn. Bổ sung Kali ở mức vừa đủ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
GS.TS Dương Trọng Hiếu.
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ miễn dịch và sức khỏe của các tế bào. Tuy nhiên, nồng độ Vitamin A cao gây độc hại, dẫn đến phù nề, tổn thương gan và thận lọc kém.
Một củ khoai lang trung bình chứa 265mg Kali và 26.000 đơn vị quốc tế (IU) Vitamin A trong khi liều lượng Kali hàng ngày khuyến nghị cho người trưởng thành khỏe mạnh là 4.700 mg và lượng vitamin A khuyến nghị là 3.000 IU mỗi ngày vì thế với người khỏe mạnh thì ăn khoai lang rât tốt cho sức khỏe, có thể ăn hàng ngày để làm đẹp, giảm cân...
Nhưng với người bệnh thận thì ăn nhiều khoai lang gây tăng Kali trong máu khiến thận không thể thải loại kali nhanh chóng có thể gây loạn nhịp tim, đau tim.
Vì thế theo GS.TS Dương Trọng Hiếu thì người bệnh thận có thể ăn khoai lang, nhưng hạn chế, nếu ăn thì ăn ít và không quá 1 củ/ tuần.