Ngực xuống cấp sau vài năm phẫu thuật, người phụ nữ tự rạch lấy túi silicon ra

27-04-2018 07:36:10

Người phụ nữ mua rao rọc giấy về, quyết định tự tháo túi silicon trong ngực sau vào năm phẫu thuật nâng ngực.

14 năm trước, chị Tonia Rossington, đến từ Skegness, Lincolnshire (Anh) trải qua một ca phẫu thuật tăng kích thước vòng 1 từ 95 cm lên 103 cm ở Brussels (Bỉ). Vài năm sau, nó bắt đầu xuống cấp và chị cảm thấy chán ghét điều đó. Tonia cảm thấy thật nực cười và mắc kẹt trong suy nghĩ không thể sống cả quãng đời còn lại với bộ ngực xấu xí như vậy.

Tuy nhiên, để tháo bỏ túi silicon cần tốn khoảng 3.000 bảng Anh (4.200 USD), trong khi Tonia không đủ tiền để thực hiện ca phẫu thuật đó. Chị đã viết thư cho bác sĩ, nói rằng việc phẫu thuật ngực đã ảnh hưởng lớn tới tinh thần suốt thời gian qua và chị đang cân nhắc việc tự tay cắt bỏ túi silicon.

Tonia sau đó mua một dao rọc giấy giá 1 USD, nước sát trùng mua tại nhà thuốc và “tự xử” khi chồng chị đi làm. “Tôi lên lầu và đứng trước gương. Suy nghĩ một lúc, tôi nghĩ mình cần cắt một chút xíu ở da xem có đau không”, chị Tonia nhớ lại.

“Tôi đặt đá bên dưới vết sẹo do phẫu thuật trước đó. Tôi ngẩng đầu lên và giữ miếng đá ở đó trong 5 phút cho đến khi không chịu nổi. Lúc sau, tôi thử véo da mình và không cảm thấy gì. Tôi chỉ có một con dao và đã rạch đường nhỏ trên vết sẹo. Tôi chẳng cảm thấy đau. Thật tuyệt vời!”.


Chị Tonia Rossington bên túi ngực silicon tự lấy từ ngực mình ra. Ảnh: Metro

Người phụ nữ cũng cẩn thận không để dao chạm vào bất kỳ tĩnh mạch hay động mạch chính nào. Dần dần, Tonia đã tháo được miếng độn ngực. Sau khi tháo hết hai túi silicon, chị mới lái xe đến bệnh viện để kiểm tra và dán miệng vết thương lại. Bác sĩ cho phép Tonia xuất viện vài giờ sau đó mà không cần phải khâu.

Bình luận về ca tự tháo túi silicon trong ngực của Tonia, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Naveen Cavale cho rằng, chị “vô cùng may mắn” bởi thủ thuật này có thể làm vỡ túi silicon hoặc nguy cơ gây nhiễm trùng rất lớn, chưa kể vô tình dao rạch trúng động mạch.

Nếu bạn nâng ngực bằng silicone và nghi ngờ túi bị vỡ hãy đến khám bác sĩ để có những kiểm tra như chụp nhũ ảnh để xác nhận tình trạng túi silicone của bạn. Nếu nó thực sự bị vỡ mà không gây ra triệu chứng hoặc dấu hiệu gì khi đó quyết định điều trị sẽ phù thuộc vào quyết định của bạn.

Một số người sẽ chờ theo dõi thêm, một số người muốn loại bỏ hoặc thay thế mô cấy bị vỡ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể có lựa chọn tốt nhất.

Nếu bạn có túi silicone bị vỡ gây ra các biến chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ và  có thể cấy ghép mô mới vào cùng lúc nếu bạn muốn. Nếu không muốn tiếp tục cấy ghép mô ngực bạn có thể sẽ cần thực hiện phẫu thuật nâng ngực để có thể giúp bạn duy trì hình dáng vòng 1.

Hãy nhớ rằng cấy ghép nâng ngực không đảm bảo có tuổi thọ suốt đời.Thực tế theo như khuyến cáo của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì cần thường xuyên chụp cộng hưởng để phát hiện vỡ túi silicone, bắt đầu sau 3 năm từ khi cấy ghép và đều đặn 2 năm 1 lần sau đó. Tham khảo bác sĩ phẫu thuật để có những phương pháp theo dõi tốt nhất cho bạn.


Xem thêm: Gia đình ly biệt, tan nát vì... ‘Hội thánh Đức Chúa Trời’

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //