Mẹ tá hỏa nhìn con trai đi ngoài ra máu chỉ vài giờ sau khi đi bể bơi công cộng về

09-05-2018 11:33:19

Con trai đi ngoài ra máu vài giờ sau bơi, mẹ sốc nặng khi nghe bác sĩ nói nguyên do.

Gần đây, một bà mẹ ở Indonesia đã kinh hãi khi phát hiện ra con trai bé bỏng của mình bị đi ngoài ra máu sau khi bơi ở một hồ bơi công cộng.

Cô đã đăng câu chuyện của mình trên trang cá nhân để cảnh báo các bậc phụ huynh khác về mối nguy hiểm tiềm ẩn trong hồ bơi như các loại kí sinh trùng.

Chị Ira Tarina Ochan nhớ lại câu chuyện đáng sợ của mình như sau:

“Tôi muốn cảnh báo tất cả các cha mẹ nên cẩn trọng hơn khi để cho con đi bơi ở hồ bơi. Điều này đã xảy ra với con trai tôi.

Chúng tôi chỉ muốn con có thời gian vui vẻ hạnh phúc nên đã chiều ý cho con đi bơi. Trong kì nghỉ, chúng tôi đã bơi ở một hồ bơi không quá xa nơi tôi sống. Tuy nhiên, việc đi bơi đã mang lại một thảm họa bất ngờ cho con trai tôi.


Con trai chị Ira Tarina Ochan. Ảnh: Facebook

Trong vòng vài giờ sau khi về nhà sau khi bơi lội, con trai tôi đã đi ngoài ra máu. Ba ngày trôi qua nhưng tình trạng của con không cải thiện.

Một tuần trôi qua, phân của con chứa rất nhiều máu tươi. Ngay lúc này tôi bắt đầu hoảng sợ. Tôi bắt đầu khóc rất nhiều.

Chúng tôi đã đưa con trai đến bệnh viện khác ở Hermina Grand Wisata. Khi đến nơi, tôi giải thích tình hình theo thứ tự thời gian, từ đầu đến cuối. Ngay sau khi tôi kết thúc, bác sĩ quyết định rằng con tôi nên được điều trị.

Các y tá sau đó lấy một mẫu máu từ phân của con và kiểm tra trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Ngày hôm sau, bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm.

Ôi Chúa ơi! chồng tôi và tôi chưa bao giờ bị sốc như vậy. Bác sĩ nói với chúng tôi rằng con trai bé nhỏ của chúng tôi đã bị nhiễm 1 loại kí sinh trùng gọi là Ameoba và vi khuẩn đã ăn vào ruột, làm con bị thương.

Thực vậy, bơi lội là một môn thể thao được nhiều người yêu thích để rèn luyện sức khỏe, hơn nữa trẻ em cần được trang bị kỹ năng bơi lội để phòng, chống tai nạn về đuối nước thường gặp ở trẻ hiện nay.

Tuy nhiên, hồ bơi thường là nơi công cộng, có rất nhiều người thuộc mọi lứa tuổi tham gia bơi lội. Mặc dù các hồ bơi được khử trùng bằng hóa chất chlorine nhưng nhìn chung vẫn ẩn chứa rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.

Nhiều hồ bơi công cộng có tần suất hoạt động cao, mở cửa tất cả các ngày. Nếu việc quản lý chất lượng nước hồ bơi chưa nghiêm ngặt; tần suất đo nồng độ chlorin và pH của nước không tuân thủ qui định có thể khiến mức độ sát trùng của chlorin kém hiệu quả, khiến cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong nước một thời gian khá lâu, gây nhiễm bệnh cho người đi bơi. Các mầm bệnh có thể gặp là:

- Vi khuẩn đường ruột E. coli

Vi khuẩn này là tác nhân thường gặp nhất trong các hồ bơi. Vi khuẩn do những người đang bị tiêu chảy do E.coli thải ra nước hồ bơi. Khi hồ bơi không được kiểm tra chất lượng nước, nồng độ chorine định kỳ nghiêm ngặt, chúng có thể sống vài giờ trong nước hồ bơi. Chủng thường gặp là E. coli O157:H7 gây tiêu chảy cấp và nhiễm độc.


Hồ bơi công cộng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Ảnh minh họa

- Ký sinh trùng Cryptosporidium sp

Người bị tiêu chảy do nhiễm đơn bào ký sinh Cryptosporidium sp khi đi bơi có thể thải mầm bệnh vào nước hồ bơi (do mầm bệnh dính vào quần lót) mà hóa chất chlorine trong nước khó diệt được. Ký sinh trùng này có thể sống vài ngày trong môi trường nước có pha chlorine. Khi người đi bơi uống phải nước hồ bơi vào bụng, ký sinh trùng sẽ đi vào ruột người và gây bệnh tiêu chảy kéo dài.

- Ký sinh trùng Giardia lamblia

Mầm bệnh tiêu chảy Giardia lamblia là trùng roi, sống ký sinh ở ruột non và đường mật của bệnh nhân. Chúng dính vào quần lót của người bệnh tiêu chảy, khi bệnh nhân đi bơi, ký sinh trùng có thể nhiễm vào nước hồ bơi. Chúng tồn tại được khá lâu trong nước hồ bơi hơn 1 ngày. Khi người đi bơi nuốt phải mầm bệnh này từ nước hồ bơi, ký sinh trùng vào ruột và gây bệnh tiêu chảy kèm phân sống, kéo dài.

- Các mầm bệnh khác từ thú cưng như chó, mèo…:

Nhiều người còn dắt theo thú cưng đi bơi, chúng sẽ thải ra ra hồ bơi nhiều vi khuẩn đường ruột, ký sinh trùng đường ruột, ve, bọ chét… gây ô nhiễm nước hồ bơi và lây cho người đi bơi.

Như vậy, khi bơi trong hồ bơi đông người, khi nuốt nước vào miệng thì nguy cơ nuốt phải các mầm bệnh vào đường tiêu hóa rất cao.


Xem thêm: Cô giáo gọi học viên là 'óc lợn' ngang giọng mời cư dân mạng 'chửi tiếp, chửi trực diện'

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //