Lưu ngay 7 cách chữa đau răng cấp tốc tại nhà
Với nhiều người, đau răng giống như một cơn ác mộng. Bởi cơn đau nhức có thể kéo lên đầu, rất khó chịu. Để chữa đau răng, có thể áp dụng ngay một số biện pháp đơn giản.
Có thể chữa đau răng bằng một số biện pháp đơn giản
Các nguyên nhân gây đau răng
Để chữa đau răng hiệu quả nhanh, trước hết cần biết nguyên nhân nào gây đau răng.
Đau răng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý răng miệng. Trong đó sâu răng, mọc răng khôn, áp xe răng và áp xe nha chu là những nguyên nhân thường gặp nhất.
Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến. Sâu răng có thể dễ dàng nhận biết qua hình ảnh các lỗ nhỏ hoặc lớn có màu vàng, nâu hoặc đen trên răng. Đôi khi ở giai đoạn sớm có thể quan sát thấy hiện tượng mòn răng ở gần các kẽ răng.
Sâu răng gây đau nhức, khó chịu, cơn đau càng tăng khi ăn đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh, khi thức ăn chèn vào lỗ sâu.
Các nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu là:
- Vệ sinh răng miệng kém, khiến mảng bám hình thành, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn và sinh sôi.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa axit, đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng làm yếu men răng, lâu dần kết hợp với các yếu tố khác gây sâu răng.
- Ăn đồ ăn cứng gây nứt, mẻ răng, hình thành các lỗ hổng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Mọc răng khôn
Răng khôn mọc lên khi đã ở tuổi trưởng thành, thường là trên 18 tuổi. Lúc này, khoảng trống góc trong cùng của hàm răng thường hẹp, nên răng khôn hay bị mọc lệch, chèn ép vào răng bên cạnh hoặc mọc ngầm gây sưng đau, kèm theo sốt, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ.
Cơn đau răng khôn thường âm ỉ kéo dài, lặp đi lặp lại, ngày càng nặng hơn khi răng phát triển. Thời gian mọc răng có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
Răng khôn mọc lệch có thể ảnh hưởng đến các răng kế cận, làm xô lệch hàm răng, nhiễm trùng nướu và nhiều vấn đề khác.
Áp xe quanh chóp răng và áp xe nha chu
Áp xe quanh chóp răng và áp xe nha chu là biến chứng thường gặp sau nhiễm trùng răng miệng. Các vi khuẩn tạo thành ổ áp xe chứa mủ. Các tình trạng nứt mẻ răng hoặc sâu răng lâu ngày không điều trị cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào tủy răng gây nhiễm trùng hình thành áp xe.
Đau nhức răng xảy ra do vùng áp xe tạo áp lực chèn ép lên các dây thần kinh, nướu, chân răng và tuỷ răng. Vùng áp xe sưng đỏ, nhức, có thể chảy mủ trắng hoặc vàng. Cơn đau tăng lên khi nhai, cắn, có thể kèm theo sốt, sưng hạch cổ, đắng miệng, hôi miệng.
Áp xe nha chu gây đau nhức răng dữ dội
Điều trị y tế chữa đau răng ê buốt
Nếu cơn đau răng kèm theo sốt, vùng viêm nhiễm có mủ, người bệnh nên đi khám để được nha sĩ điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, nha sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
Để điều trị sâu răng, nha sĩ thường tiến hành trám các lỗ sâu. Nếu sâu răng nặng cần bọc răng sứ. Khi điều trị hết tình trạng sâu răng, triệu chứng đau răng sẽ hết.
Trường hợp răng khôn mọc lệch, ngầm, chèn ép vào các răng bên cạnh gây đau cần tiến hành rạch lợi hoặc nhổ bỏ.
Nếu viêm nướu không có biến chứng áp xe, chỉ cần dùng thuốc điều trị, không cần thực hiện thủ thuật. Nếu có áp xe, nha sĩ sẽ nạo sạch túi mủ, trích rạch áp xe để loại bỏ vi khuẩn, viêm nhiễm. Viêm nhiễm dưới chân răng nặng, răng không thể bảo tồn, thì cần nhổ răng sau đó trồng răng giả.
Nhìn chung, việc điều trị nha khoa chuyên sâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.
Điều trị viêm nướu cần loại bỏ các nguyên nhân gây viêm nhiễm
Một số cách chữa đau răng cấp tốc tại nhà
Trong trường hợp chưa kịp đi khám và điều trị nha khoa, bạn có thể áp dụng ngay một vài biện pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tại nhà để giảm nhanh cơn đau nhức khó chịu.
1. Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh giúp giảm đau, tiêu sưng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Lấy một vài viên đá lạnh cho vào tấm khăn mỏng. Chườm khăn vào phần má chỗ răng bị sưng đau. Chỉ sau 10 phút chườm lạnh, bạn sẽ thấy bớt đau và chỗ sưng cũng giảm đi rõ rệt.
2. Súc miệng bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn, giúp giảm viêm nhiễm. Nên súc miệng bằng nước muối ít nhất 3-4 lần một ngày khi bị đau răng. Có thể dùng nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc hoặc tự pha dung dịch nước muối với tỷ lệ 0,9g muối với 1 lít nước sạch.
3. Dùng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau nhức rất khó chịu, bạn có thể sử dụng một số thuốc như paracetamol, ibuprofen để giảm đau tức thời. Các thuốc này có tác dụng trong thời gian ngắn, không chữa đau răng triệt để, nên cần hạn chế sử dụng.
4. Chữa đau răng sâu tại nhà bằng tỏi và gừng
Gừng và tỏi đều có khả năng sát khuẩn, tiêu sưng. Do vậy, khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ giúp giảm đau răng nhanh chóng.
Giã nhuyễn một củ tỏi với một nhánh gừng, chắt lấy nước, bỏ bã. Dùng bông thấm dung dịch lọc được bôi lên vị trí răng sâu vài lần một ngày, cơn đau sẽ giảm hẳn.
5. Giảm đau răng bằng nha đam
Gel nha đam có đặc tính the mát, có thể sử dụng để làm dịu nướu và giảm sưng đau răng. Nha đam cũng có tính kháng khuẩn hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
Bạn có thể lấy gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng răng bị đau. Để vài phút rồi súc miệng lại cho sạch.
Sử dụng nha đam để trị viêm nướu răng, viêm loét miệng
6. Dùng dầu oliu và đinh hương
Dầu oliu có công dụng giảm viêm, đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau, sát khuẩn. Có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để chữa đau răng khá hiệu quả.
Trộn dầu oliu và dầu đinh hương với tỉ lệ 1:2. Dùng tăm bông bôi hỗn hợp này lên phần nướu và răng bị sưng. Thực hiện 3-4 lần một ngày, cơn đau nhức sẽ cải thiện đáng kể.
7. Sử dụng xịt răng miệng thảo dược
Việc sử dụng các phương pháp tự nhiên như đinh hương, dầu oliu, gừng, tỏi… khá phức tạp và mất thời gian. Để thuận tiện, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm xịt răng miệng thảo dược trong các trường hợp viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu gây đau răng. Tiêu biểu trong số đó là Dung dịch Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.
Ưu điểm của Xịt Răng Miệng Nhất Nhất là có thành phần thảo dược tự nhiên, được thiết kế dạng vòi xịt dài có tác dụng ngay tại vị trí đau nhức, giúp hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau. Sau khi xịt, chỉ cần giữ lại vài giây sau đó nuốt, không cần súc nhổ nên khá thuận tiện khi sử dụng.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |