Loại thịt giá rẻ, giàu đạm, dưỡng phổi, thường xuyên ăn, quanh năm không ho, hấp gừng thơm phức
Loại thịt này rẻ hơn thịt bò, bổ dưỡng hơn thịt cừu, ăn nhiều quanh năm không ho, dạ dày khỏe mạnh.
Nếu bạn tìm loại thịt rẻ, có thể chế biến nhiều món ngon thì đây là lựa chọn hàng đầu: Thịt vịt.
Sau mùa đông, nhiều người sẽ dễ bị ho do thời tiết khô lạnh, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời trong thời gian dài.
Vì vậy sau mùa đông chúng ta cần ăn nhiều thực phẩm bổ âm, dưỡng ẩm cho phổi. Mùa đông chúng ta cũng cần ăn một số loại thịt một cách hợp lý, có thể bổ sung dinh dưỡng. Bạn cần chọn loại thịt không quá dầu mỡ, nếu không sẽ dễ khiến chúng ta béo phì.
Loại thịt mà bạn nên ăn nhất chính là thịt vịt.
Bởi thịt vịt là loại thịt trắng, giàu đạm nhưng hàm lượng chất béo lại rất thấp, ăn thịt vịt vào mùa đông không sợ béo. Đặc biệt những người có thể lực kém càng phải ăn nhiều thịt vịt vào mùa đông.
Thịt vịt chứa rất nhiều chất vô cơ và các nguyên tố vi lượng cao như kali, sắt, đồng, kẽm nên ăn thường xuyên có thể bổ âm, dưỡng dạ dày, nhuận tràng.
Trước là bổ máu, sau bổ dạ dày, thúc đẩy sản sinh năng lượng, đặc biệt thích hợp cho người thể chất yếu, thể chất suy nhược sau khi bị bệnh.
Nếu ai dễ bị ho thì ăn nhiều loại thịt này cũng có thể ngăn ngừa ho. Thịt vịt tuy là loại thịt rẻ nhất nhưng lại giàu dinh dưỡng hơn thịt cừu và thịt bò.
Để giảm béo, bạn có thể bỏ da vịt đi khi chế biến, khi đó ăn nhiều cũng không sợ tăng cân mà vẫn giữ được hương vị nguyên bản của thịt vịt.
Món ăn gợi ý: Vịt hấp gừng
Nguyên liệu:
- Nửa con vịt già,
- 100 gam gừng già
- 150 gam miến
- 3 gam gia vị thập tam hương
- 10 ml dầu hạt cải
- Muối, dầu hào, nước cốt gà, nước tương đen, hạt tiêu, đường trắng, rượu trắng nồng độ cao, hành lá cắt nhỏ.
Cách làm:
- Vịt già làm sạch trước tiên, loại bỏ hết nội tạng bên trong con vịt già, đây là nguyên nhân chính gây ra mùi tanh. Sau đó chặt vịt già thành từng miếng đều nhau. Bạn có thể bỏ da vịt nếu sợ béo.
Bạn không nên chặt thịt vịt quá nhỏ, nếu không khi hấp, miếng thịt co nhỏ lại nhìn không hấp dẫn, hương vị cũng không ngon.
- Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, sau đó cho vịt già và một ít rượu trắng vào nồi, đun sôi nước trên lửa lớn, đun tiếp khoảng 6-8 phút.
Bạn cần hớt hết bọt nổi trên mặt nước, sau khi hết thời gian thì vớt thịt vịt ra và xả sạch bọt trên bề mặt thịt vịt dưới vòi nước chảy.
Nếu có thể, hãy rửa sạch thịt vịt bằng nước ấm để thịt vịt không bị co lại, để thịt vịt hấp khi ăn sẽ mềm hơn.
- Rửa sạch gừng dưới vòi nước chảy, sau đó cắt gừng thành từng lát dày 0,3 cm rồi để riêng.
- Cho một ít dầu hạt cải vào nồi, khi nhiệt độ dầu đạt 60% thì cho thịt vịt đã ráo nước vào nồi rồi bật lửa lớn và tiếp tục xào thịt vịt cho đến khi chín.
Bề mặt miếng thịt vịt chiên hơi khô thì đổ một ít rượu trắng vào thành nồi, đảo tiếp bảy tám lần thì tắt bếp.
- Cho gừng băm nhỏ, bột gạo, muối, nước cốt gà, gia vị thập tam hương, nước cốt gà, dầu hào, nước tương đen vào thịt vịt, trộn đều rồi để khoảng 30 phút. Điều này giúp gia vị ngấm vào thịt vịt, thịt thơm mềm hơn.
- Cho thịt vịt đã trộn gia vị vào chậu, sau đó cho vào nồi hấp, hấp trên lửa lớn khoảng 50-60 phút thì tắt bếp, cuối cùng rắc một ít hành lá thái nhỏ hoặc rưới một ít dầu mè lên trên và thưởng thức.
Lưu ý khi làm vịt hấp gừng:
Nhiều người thắc mắc "Tại sao thịt vịt làm sạch không hấp ngay mà còn phải sơ chế nhiều như vậy?".
Đó là vì thịt vịt có mùi hôi nồng nên nếu hấp trực tiếp sẽ có mùi tanh, ăn không ngon. Nếu bạn chần thịt vịt, xào sơ rồi hấp chín, thịt không tanh mà thơm hơn, mềm hơn. Bạn có thể thử sẽ thấy được hiệu quả.
Trong mùa đông, bạn đừng bỏ qua thịt vịt, loại thịt bổ dưỡng hơn thịt cừu, rẻ hơn thịt bò, có thể chế biến nhiều món ăn ngon.
Chúc bạn thành công khi chế biến loại thịt này!