Khám phá 6 biện pháp tự nhiên trị viêm lợi răng hàm

08-02-2023 16:17:44

Viêm lợi răng hàm là tình trạng lợi (nướu) quanh răng hàm bị viêm, sưng đỏ, có thể mưng mủ, chảy máu, đau đớn. Học nhanh một vài cách trị viêm lợi răng hàm hiệu quả.

Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm lợi răng hàm

Nguyên nhân gây viêm lợi răng hàm

Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm lợi để tìm được biện pháp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát. Viêm lợi răng hàm chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày thiếu khoa học là nguyên nhân chính dẫn đến viêm lợi, mảng báo, cao răng, sâu răng… Vệ sinh răng miệng không sạch khiến vi khuẩn phát triển, tấn công lợi và gây sưng viêm.

Mọc răng khôn

Răng khôn là răng hàm số 8 trong cùng, thường mọc trong độ tuổi từ 18 – 25 nên gọi là răng khôn. Do răng mọc sau cùng, không đủ chỗ nên răng khôn thường mọc lệch, mọc xiên gây sưng lợi và đau nhức. Một số trường hợp răng khôn mọc thẳng, mới nhú một phần ra khỏi nướu, tạo thành hiện tượng mô nướu mở khiến vi khuẩn xâm nhập vào và gây sưng viêm.


Mọc răng khôn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm lợi răng hàm

Chấn thương

Đánh răng quá mạnh, dùng tăm xỉa răng gây tổn thương nướu cũng là nguyên nhân gây viêm lợi.

Ngoài ra, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống bia rượu, cà phê… cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng, viêm lợi vùng hàm.

Các biện pháp tự nhiên giảm đau viêm lợi răng hàm

1. Đánh răng đúng cách

Lười vệ sinh răng miệng hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng, viêm lợi, tụt lợi…

Để giảm tình trạng viêm lợi và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng, nên tạo thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Nên chọn bàn chải có lông mềm để không làm tổn thương lợi. Mỗi lần cần đánh răng tối thiểu 2 phút, chải kỹ các bề mặt của răng.


Hướng dẫn đánh răng đúng cách, chải kỹ các bề mặt răng

2. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối thường xuyên không chỉ làm sạch răng miệng mà còn góp phần ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi và các vấn đề khác. Do muối có tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Florua trong nước muối có vai trò ngăn ngừa mất khoáng chất từ men răng.

Có thể sử dụng nước muối sinh lý (có bán tại các nhà thuốc, siêu thị) hoặc tự pha dung dịch nước muối tại nhà với tỷ lệ: 9g muối/1000ml nước.

Nên súc miệng bằng nước muối thật kỹ sau khi đánh răng. Khi đang bị viêm lợi thì súc miệng nhiều hơn sẽ thấy tình trạng viêm lợi thuyên giảm nhanh chóng.

Ngoài nước muối, có thể dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sẽ giúp làm sạch và bảo vệ răng miệng tốt hơn. Không giống như các loại nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng thảo dược yêu cầu thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn, khoảng 5-10 phút. Trong quá trình ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi sâu trong các kẽ răng và góc hàm.

Không chỉ giúp làm sạch, nước ngậm răng miệng còn giúp hỗ trợ giảm nhanh viêm lợi, đau răng, ngăn ngừa mảng bám và cao răng, giúp giảm hôi miệng, cho hơi thở thơm tho hơn...

3. Dùng mật ong

Mật ong cũng có tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Có thể sử dụng mật ong để giảm viêm lợi bằng nhiều cách:

  • Bôi trực tiếp mật ong lên vùng lợi bị viêm. Sau 15-20 phút thì súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện nhiều lần trong ngày.
  • Pha mật ong với nước cốt chanh và nước sạch để súc miệng nhiều lần trong ngày.

4. Lá trầu không

Trong lá trầu không tươi có chứa peta-phenol và chavicol, những chất này có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn trong miệng.

Chính vì thế, lá trầu không được sử dụng để trị các vấn đề về răng miệng khá hiệu quả. Có thể sử dụng lá trầu không theo nhiều cách như sau:

  • Đun lá trầu không với nước, rồi dùng nước này để súc miệng 2 lần mỗi ngày.
  • Giã nát lá trầu không, sau đó đắp trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm. Có thể trộn thêm chút muối để tăng thêm hiệu quả. Sau khoảng 10-15 phút, thì súc miệng lại cho sạch.


Có thể dùng trầu không để trị viêm lợi răng hàm

5. Dầu dừa

Dầu dừa chứa axit lauric có tác dụng trong việc diệt khuẩn và nấm men. Do đó, dầu dừa cũng được sử dụng để trị viêm lợi hàm dưới hay hàm trên khá hiệu quả.

Cần ngậm 5-10ml dầu dừa trong miệng khoảng 10-15 phút. Sau đó, nhổ bỏ dầu dừa rồi súc miệng lại với nước cho sạch.

6. Xịt răng miệng thảo dược

Ngoài các biện pháp tự nhiên kể trên, có một giải pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay chính là sử dụng dung dịch xịt răng miệng thảo dược. Tiêu biểu như sản phẩm Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.

Sản phẩm có thành phần là thảo dược tự nhiên như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đục, lá đào… Đây đều là các thảo dược có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, đồng thời giúp làm săn chắc lợi, giảm các bệnh răng miệng hiệu quả.

Sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng lợi răng hàm, có tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng, hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Chai sản phẩm 20ml nhỏ gọn, có thể mang theo bên mình, tiện sử dụng và dễ bảo quản, dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Khi sử dụng, nên lắc kỹ, xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. Nếu triệu chứng nặng thì có thể xịt nhiều lần hơn.

Xịt Răng Miệng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Công dụng:

- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.

- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //