"Hồng nhan họa thủy" thời cổ đại: Mỹ nhân "hai mặt" Điêu Thuyền khiến cha con tương tàn
Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, Điêu Thuyền đã làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến cha con Đổng Trác - Lã Bố tương tàn vì giành giật nàng.
Điêu Thuyền là một mỹ nhân xinh đẹp xuất hiện trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nàng được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa.
Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là Bế nguyệt. Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lữ Bố trong văn hóa Trung Hoa.
Sinh sống dưới đời Hán Hiến Đế (190 - 220 sau Công Nguyên), Điêu Thuyền cũng như Tây Thi là những người đẹp đại diện cho những số phận hồng nhan nhưng bạc mệnh vì những mưu toan chính trị.
Điêu Thuyền là một trong tứ đại mỹ nhân cổ đại của Trung Quốc
Mặc dù, trong các bộ chính sử, người ta hoàn toàn không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về nguồn gốc xuất thân của mỹ nữ lừng danh này. Nhiều nhận định cho rằng Điêu Thuyền chính là “nữ tướng” mạnh nhất thời Tam Quốc.
Cái tên Điêu Thuyền trở nên lừng lẫy đến vậy là nhờ xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Ít ai ngờ rằng, vẻ đẹp khiến “hoa hờn nguyệt thẹn” ấy lại ẩn chứa một nguồn sức mạnh phi thường đủ để làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến liên minh Đổng Trác - Lữ Bố bị tan rã.
Tuy nhiên, trong nhiều truyền thuyết dân gian thì Điêu Thuyền vốn họ Nhậm, tên là Hồng Xương. Quê quán thì mỗi chuyện một phách, người nói ở Lâm Thao, người nói ở Mễ Chi, người lại nói ở Hân Châu.
Trong tạp khúc nhà Nguyên “Liên hoàn kế” có ghi rằng Điêu Thuyền tên thật là Hồng Xương, con gái Nhiệm Ngang, chuyên cai quản quan điêu thuyền trong cung nên được gọi là Điêu Thuyền.
Tuy nhiên tới nay vẫn không ai biết được kết cục của Điêu Thuyền ra sao
Thực tế, trong lịch sử chỉ có một thị nữ bị Vương Doãn lợi dụng để khiêu khích mối quan hệ giữa Lã Bố và Đổng Trác, hình tượng Điêu Thuyền được xây dựng bằng việc cải biến câu chuyện trên. Tuy nhiên, một thị nữ có thể khiến hai người đàn ông chết mê chết mệt thì quả không phải người tầm thường.
Trong sử sách có viết Điêu Thuyền là con nuôi của Tư đồ Vương Doãn và được ông hết sức yêu chiều. Trong thời gian này, Đổng Trác với sự giúp đỡ của Lã Bố đã thâu tóm hết quyền binh, ám hại công thần và ăn chơi sa đọa.
Đứng trước tình cảnh này, Vương Doãn và Điêu Thuyền đã bày kế ly gián liên hoàn nhằm lật đổ Đổng Trác. Ông hứa gả nàng cho con nuôi Đổng Trác là Lã Bố, nhưng sau đó lại hiến nàng cho Đổng Trác.
Điêu Thuyền một mặt khóc lóc với Lã Bố là mình bị Đổng Trác cướp đi và cưỡng bức, mặt khác lại nỉ non với Đổng Trác là mình bị Lã Bố sàm sỡ. Hai bố con nghi kỵ nhau, cuối cùng Lã Bố giết Đổng Trác.
Người con gái bé nhỏ đã làm được điều mà cả vạn đấng mày râu vũ dũng bó tay đó là dùng trí thông minh ưu việt của mình để ly gián Đổng Trác và Lã Bố, khiến cho Lã Bố phải nổi cơn ghen, say máu vác kích đuổi theo Đổng Trác để giết, làm náo loạn Phụng Nghi Đình, từ đó mở ra thời đại Tam Quốc phân tranh.
Phải nói thẳng thắn, Lữ Bố là danh tướng dũng mãnh bậc nhất thời loạn chiến. Chẳng nói đâu xa, Nếu như từng đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, hẳn nhiên ai cũng biết và ấn tượng với Lữ Bố, người được xưng danh chiến thần, một mình có thể chống lại cả ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi.
Ngoài sức khỏe thuộc loại “vô địch”, Lữ Bố còn được biết đến như một kẻ xảo trá, đa đoan, giết cha nuôi Đổng Trác, trở mặt Đinh Nguyên. Thế nhưng trước một mỹ nhân sắc nước hương trời như Điêu Thuyền, Lữ Bố cũng phải chịu khuất phục.