Học nhanh các cách thông mũi khi bị nghẹt do viêm xoang

07-01-2024 06:57:42

Nghẹt mũi do viêm xoang gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, làm sao để thông mũi khi bị nghẹt là điều mà hầu hết người bệnh đều quan tâm.

Tìm hiểu các cách thông mũi khi bị nghẹt

MỤC LỤC: 

Hiểu về tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang 
Cách thông mũi khi bị nghẹt do viêm xoang 

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 
  • Xông hơi 
  • Chườm ấm 
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng sinh
  • Dùng thuốc thông mũi Tây y
  • Dùng xịt mũi xoang Đông y 
  • Dùng thuốc xoang Đông y

Hiểu về tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang 

Bệnh viêm xoang được gọi chung là viêm mũi xoang, xảy ra khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại mà chủ yếu là vi khuẩn, virus, nấm… khiến lớp niêm mạc lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm.

Tình trạng viêm khiến cho lớp niêm mạc bị phù nề, gây tăng tiết dịch nhầy, làm cho các xoang bị tắc nghẽn gây nghẹt mũi (hay ngạt mũi). 

Cách thông mũi khi bị nghẹt do viêm xoang 

1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 

Rửa mũi bằng nước muối - cho dung dịch nước muối chảy qua mũi - có thể giúp giảm nghẹt mũi mà không cần dùng thuốc. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại nhà thuốc, siêu thị hoặc tự làm tại nhà. 

Dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng (ví dụ bình Neti) khi rửa mũi, tránh sử dụng xilanh vì xilanh gây áp lực rất mạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc mũi. 

2. Xông hơi 

Tắm dưới vòi hoa sen nước ấm nóng hoặc cúi mặt gần bát nước nóng để hít ngửi hơi nước bay lên cũng là cách thông mũi khi bị nghẹt khá đơn giản.

Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể nhỏ vào nước vài giọt tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp (các loại tinh dầu này đều có tác dụng chống virus, làm thông mũi).

Xông hơi giúp thông mũi do viêm xoang

3. Chườm ấm 

Đắp khăn ấm và ẩm lên vùng mũi xoang nhiều lần trong ngày cũng là cách giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi. Dịch nhầy loãng ra sẽ chảy ra ngoài dễ hơn, giảm nghẹt mũi và giảm đau tức vùng mặt. 

4. Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine có thể giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi nếu nguyên nhân là do dị ứng. 

5. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sẽ không làm giảm nghẹt mũi, không giúp thông mũi nhưng nó có thể làm giảm bớt cơn đau do áp lực xoang và tắc nghẽn vùng mũi xoang. 

6. Thuốc kháng sinh

Nếu viêm xoang là do vi khuẩn gây ra, thì cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Khi dùng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ, uống hết liều thuốc kể cả khi các triệu chứng đã hết để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. 

7. Dùng thuốc thông mũi Tây y

Thuốc thông mũi dạng xịt không kê đơn như oxymetazoline hoặc neo-synephrine sẽ giúp thông mũi nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng những loại thuốc này trong 3-5 ngày, tránh dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược. 

8. Dùng xịt mũi xoang Đông y 

Để thông mũi, giảm nhanh nghẹt mũi do viêm xoang cấp và mạn tính, người bệnh có thể dùng xịt mũi xoang chiết xuất từ các thảo dược như Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Ngũ sắc.

Chỉ cần xịt vào mỗi bên mũi, sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, viêm mũi.

Xịt mũi xoang Đông y (ví dụ Dung dịch Xịt mũi xoang Nhất Nhất) có thành phần thảo dược nên sản phẩm an toàn với hầu hết mọi người.

Xịt mũi xoang giúp hỗ trợ thông mũi, giảm nghẹt mũi

9. Dùng thuốc xoang Đông y 

Viêm xoang thường là bệnh mạn tính, các triệu chứng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi cả thể chất và tinh thần. Lúc này, ngoài việc dùng xịt thông mũi Tây y hay Đông y, người bệnh cũng nên kết hợp dùng thuốc xoang Đông y dạng viên nén với tác dụng tiêu viêm thông mũi.

Thuốc xoang Đông y không chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng mà còn tác động dần dần vào cơ địa, giúp hạn chế và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc xoang Đông y dạng viên nén (ví dụ: Thuốc Xoang Nhất Nhất) hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị viêm xoang có thể tham khảo sử dụng. 

Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất

Thành phần
Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Ngũ sắc, Natri benzoate, Natri chloride, nước tinh khiết vừa đủ.

Công dụng
Hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //